Kích thước của đại não lớn gấp năm lần kích thước của hai vùng bên dưới hợp lại. Đại não có chức năng điều khiển khả năng tư duy, các phản ứng quan sát, đánh giá ở các loài thú có vú nguyên thủy. Ngôn ngữ, khả năng đọc, quá trình sáng tạo, tính toán, hoạch định và suy nghĩ về sự tương đồng, tình yêu, tôn giáo, định mệnh và triết học..., tất cả đều diễn ra ở đây.
Đại não có thể thay đổi mạnh mẽ tổ chức của hai hệ thống phụ thuộc. Ví dụ, sự hình dung trong đại não có thể giúp chữa lành các chứng bệnh, làm dịu và viết lại ký ức cảm xúc. Bộ não mới của chúng ta được sử dụng một cách phung phí: nó hoạch định lại cấu trúc của não bộ trung tâm thêm lần nữa và “bản sao an toàn” này chỉ được sử dụng một phần nhỏ mà thôi.
Tóm lại: Cả ba trung tâm đều hưởng lợi từ ơn phúc của đại não. Nhưng mẫu người thuộc trung tâm đầu thường thích khám phá đại não của họ hơn là trải nghiệm thế giới thực. Họ bị thế giới thu nhỏ trong nội tâm của mình thu hút và xem cuộc sống như một câu đố cần tìm ra lời giải.
Mẫu người thuộc trung tâm đầu thường bị nỗi sợ hãi chi phối. Đối với mẫu người số Năm, đây là nỗi sợ bên trong về sức mạnh khó hiểu từ chính những cảm giác mà họ muốn xóa bỏ. Mẫu người số Sáu cố gắng tách bản thân ra khỏi nỗi sợ hãi từ trong nội tâm và phản ánh nó ra thế giới bên ngoài. Mẫu người số Bảy phản chiếu hoàn toàn nỗi sợ hãi của mình ra thế giới bên ngoài và tập trung vào sự thay thế của các khả năng bên trong. Quan điểm chủ đạo của nhóm thuộc trung tâm đầu này là khoảng cách. Câu hỏi chính yếu của họ là: “Tôi nghĩ gì về việc này?”. Điều này dẫn đến những biến đổi đa dạng. “Làm thế nào để tất cả những thứ này khớp với nhau? Liệu ở đây tôi có an toàn không? Điều gì sẽ định hướng cho tôi? Điều gì đằng sau nó?”.
Khi gặp tình huống khủng hoảng, mẫu người thuộc trung tâm đầu xem mối quan hệ là một bản độc tấu đôi. Trở thành thành viên của một đôi uyên ương là điều tuyệt vời nhất với họ, ít nhất là cho đến khi nào họ vẫn còn được độc lập. Vấn đề của mẫu người thuộc trung tâm đầu là việc họ tự rút lui vào vỏ ốc của chính mình, tránh xa thế giới bên ngoài đầy nguy hiểm, phiền toái và đau khổ. Chính cảm giác sợ hãi đã dẫn đến những hành vi bảo vệ, mà đối với người khác, nó chẳng những không hề đáng yêu mà còn gây tổn thương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét