Tính tiêu cực
“Tôi không thể làm được. Việc đó quá khó khăn”.
“Tại sao phải làm điều đó cơ chứ? Cuối cùng thì nó cũng chả ra gì đâu…”
“Mọi người xung quanh tôi quá thông minh, còn tôi thì thật ngốc nghếch…”
Đó chỉ là một số trong rất nhiều lời than phiền mà chúng ta thường nghe từ những người xung quanh. Tại sao họ cứ than phiền và tự nhủ rằng họ chẳng giỏi chút nào nhỉ? Liệu họ có thật sự bất tài và không thông mình bằng bạn bè của họ không? Cũng có thể là như thế. Nhưng điều đáng lo lắng hơn chính là thái độ tiêu cực của họ. Nó khiến cho họ cảm thấy thua kém đồng thời trở thành rào cản khiến họ không thể tiến lên được.
Cuộc đời là…
Cuộc đời có lúc thăng trầm nên chẳng phải lúc nào nó cũng tồi tệ. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào mặt xấu của cuộc đời thì chắc chắn ta sẽ mắc kẹt trong vòng luNn quNn. Thỉnh thoảng chúng ta lại nghe kể về những người luôn luôn rầu rĩ và thất bại. Nguyên nhân của tình trạng đáng buồn này là do họ thường tạo ra những hình ảnh tiêu cực cho bản thân mình. Đối với họ, mọi chuyện đều tồi tệ.
Tính tiêu cực có thể dập tắt mọi khả năng sáng tạo của chúng ta. Với quan niệm tiêu cực, chúng ta không thể thấy được những cơ hội đến với mình. Vì thế, ta từ bỏ mọi cố gắng của mình và đầu hàng số phận.
Môi trường tiêu cực
Bạn thường thấy gì khi đọc qua các tờ báo hoặc xem chương trình tin tức mỗi ngày? Chắc chắn bạn sẽ đọc và nghe về các tai nạn, thiên tai; hoặc giá cả và mức sống ngày càng tăng cao. Dù tin tức có đưa có đúng sự thật hay không thì chính sự ồ ạt của nó khiến ta cảm thấy bi quan về cuộc sống quanh mình.
Luật hấp dẫn
Theo định luật hấp dẫn, chúng ta sẽ hút vào trong cuộc sống của chúng ta những gì ta thường nghĩ đến. Chẳng hạn, nếu lúc nào chúng ta cũng chỉ nghĩ đến những điều bi quan thì quan điểm sống của chúng ta cũng sẽ trở nên bi quan. Ngược lại, nếu ta tin vào khả năng của chính mình và thường xuyên nghĩ về những điều tích cực thì ta có thể “thu hút” chúng đến với cuộc sống của mình. Bạn đã bao giờ trải qua điều đó hay chưa?
Chiến lược để loại bỏ tính tiêu cực
1. Chú ý đến lời nói
Đôi lúc chúng ta tự nhủ hoặc nói chuyện với bạn bè bằng những lời bi quan. Khi đó, có thể ta đã làm tổn thương đến những người xung quanh mình. Không chỉ thế, chúng ta chúng ta còn củng cố những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Vậy nên, hãy quan tâm đến những gì bạn muốn nói với bản thân và mọi người, bởi bạn hoàn toàn có thể điều khiển được lời nói của mình.
2. Kết bạn với những người lạc quan
Bạn có nhận ra rằng khi chơi chung với những người lạc quan và hạnh phúc thì bạn cũng trở nên lạc quan và hạnh phúc hơn không? Đó là do năng lượng và cảm xúc lạc quan mà những người đó tạo ra đã ảnh hưởng tích cực đến chúng ta.
3. Kiểm soát những suy nghĩ bi quan
Để kiểm soát những suy nghĩ bi quan của mình, bạn đừng nên phản ứng thái quá với những lời bình phẩm không mấy thiện chí của người khác. Đôi khi chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi những nhận định như vậy, nhưng hãy hỏi bản thân rằng : “Liệu những lời đó có thể làm tổn thương mình hay không?”. Hãy nghĩ rằng những nhận định đó có thể khiến ta cảm thấy tồi tệ hay giận dữ trong phút chốc, nhưng tất cả chỉ là tạm thời mà thôi. Nếu chúng ta tỉnh táo ngăn chặn những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đó thì chúng sẽ chẳng thể ảnh hưởng đến ta được.
Tóm tắt : Dù không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, nhưng việc có một quan điểm bi quan chắc chắn chẳng thể nào giúp gì được cho bạn. Vì vậy, bạn hãy loại bỏ tư tưởng tiêu cực và nhìn về phía trước!
( Source : Teo Aik Cher - Why Take Action - Tại sao phải hành động )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét