LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BA
PINYIN
bù shàng xián,shǐ mín bù zhēng﹔bù guì nándé zhī huo,shǐ mín bù wèi
dào﹔bùjiàn kě yù,shǐ mínxīn bù luàn。shì yǐ shèngrén zhī zhì,xū qí
xīn,shí qí fù﹔ruo qí zhì,qiáng qí gǔ。cháng shǐ mín wúzhī wú yù。shǐ fū
zhì zhě bù gǎn wèi yě,wèi wú wèi,zé wú bù zhì。
PHIÊN ÂM
Bất thượng hiền, sử
dân bất tranh ﹔bất quý nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo ﹔bất kiến khả
dục , sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị , hư kì tâm ,
thực kì phúc ﹔nhược kì chí , cường kì cốt . Thường sử dân vô tri vô dục
, sử phù trí giả bất cảm vi giả, vi vô vi ,tắc vô bất trị.
ANH NGỮ
If you do not adulate the worthy…
If you do not value rare treasures, you will stop others from stealing.
If people do not see desirables, they will not be agitated.
Therefore, when the sage governs,
He clears peoples minds,
Fills their bellies,
Weakens their ambition and
Strengthens their bones.
If the people are kept without cleverness and desire
It will make the intellectuals not dare to meddle.
Acting without contrivance, there is no lack of manageability.
If you do not value rare treasures, you will stop others from stealing.
If people do not see desirables, they will not be agitated.
Therefore, when the sage governs,
He clears peoples minds,
Fills their bellies,
Weakens their ambition and
Strengthens their bones.
If the people are kept without cleverness and desire
It will make the intellectuals not dare to meddle.
Acting without contrivance, there is no lack of manageability.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không
quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng
ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Cho nên, chính trị của thánh nhân
là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu [không
ham muốn, không tranh giành], xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không
biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách
“vô vi” thì mọi việc đều trị.
LỜI BÀN
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Chương này ý nghĩa thật rõ. Lão Tử cho lòng ham muốn
danh lợi là đầu mối của loạn. Nho, Mặc đều trọng hiền (Luận ngữ, thiên
Tử Lộ, khuyên “đề cử hiền tài” ; Lễ ký, thiên Lễ vận chủ trương “tuyển
hiền dữ năng”; còn Mặc Tử thì có thiên Thượng hiền), khiến cho dân thèm
khát danh lợi, dùng trí xảo để tranh nhau danh lợi. Ông chê lối trị
dân đó, bảo bậc thánh nhân (thánh nhân theo quan niệm của ông, chứ không
phải hạng thánh nhân theo quan niệm Khổng Mặc) chỉ cần lo cho dân đủ
ăn, khỏe mạnh, thuần phác (vô tri) không ham muốn gì cả (vô dục), như
vậy là vô vi mà nước sẽ trị.
Lê Hòa Phong diễn giải [trích nghiệm giải Đạo Đức Kinh - NXB Đồng Nai 2011]
Hiền tài là nguyên khí quốc gia mà không tôn trọng sao? Xin thưa:
Thời của Lão Tử là thời chiến tranh khốc liệt nhất của Trung Quốc (thời
Xuân Thu sang thời Chiến quốc kéo dài trên 500 năm). Văn thì mưu lược
còn Võ thì gan lì, tàn bạo giỏi võ nghệ chỉ để phục vụ cho chiến tranh
xâm lược. Như Lưu Bang cam phận ở Tây Thục hòa cùng Hạng Vũ, nhưng khi
thu nạp được Hàn Tín thì khởi cuộc đao binh, tiến đánh Hạng Vũ, chiếm
lấy nước Sở. Vả lại khi Hàn Tín lúc trai trẻ không hề muốn làm ruộng hay
làm thợ để sinh sống mà chỉ nghĩ đến cách bày binh bố trận nên Tín
nghèo không đủ cơm mà ăn, phải nhờ cơm của bà già làm nghề giặt lụa. Đến
khi thắng Sở, Hàn Tín được cắt đất phong làm vua nước Tề (Tề Vương,)
dân chúng thời ấy luôn mơ ước thèm khát luôn không lo làm nông, làm công
mà cứ hun chí lập công bằng cách biến thành hiền tài để vua chúa trọng
dụng. “Yếu cái chí” là như vậy. Vì thời ấy đất nước nghèo một phần cũng
là do thiếu người sản xuất. Lòng luôn ao ước mong tưởng chuyện lên rừng
xuống biển tìm báu vật hay thuốc trường sinh ,học binh thư hay luyện võ
nghệ để rạng rỡ tông môn, làm giàu không bằng cách lao động, mà chỉ dùng
trí khôn của họ lừa gạt kẻ khác. Nếu người cầm quyền biết nghĩ ngợi “Vô
vi” tìm ra những phương cách theo đường lối của Đạo là thương dân, lo
lắng cho cuộc sống của nhân dân thì không gì mà không yên . Nếu dân biết
sống đủ, biết rèn cái tâm bình thản thì sẽ không có chuyện xấu nào nảy
sinh.
Lão Tử thấy rõ con đường dẫn đến những tranh đoạt của con người từ vua
đến quan luôn cả dân là muốn tìm danh vị bằng cách dùng vũ lực và bằng
mưu trí, vì vua tôn quý hiền tài, khiến nhân dân luôn lo học võ nghệ và
trau giồi trí xảo. Lão Tử muốn mọi người, nhất là kẻ trí phải biết cách
hướng đến một sự ổn định trong tâm, làm cho đất nước được an trị trên sự
yêu thương và bình đẵng.
(Source : Hoasontrang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét