LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BỐN
道沖,而用之或不盈。淵兮,似萬物之宗。挫其銳,解其紛,和其光,同其塵。湛兮,似或存。吾不知誰之子,象帝之先。
PINYIN
dào chōng,ér yòng zhī huo bù yíng。yuān xī,sì wànwù zhī zōng。 qí
ruì,jiě qí fēn,hé qí guāng,tóng qí chén。zhàn xī,sì huo cún。wú bù zhī
shuí zhī zǐ , xiàng dì zhī xiān。
PHIÊN ÂM
Đạo xung , nhi dụng chi hoặc bất doanh , uyên hề tự
vạn vật chi tôn . Toả kì nhuệ , giải kì phân , hoà kì quang , đồng kì
trần ; trạm hề tự hoặc tồn . Ngô bất tri thuỳ chi tử , tượng đế chi
tiên.
ANH NGỮ
The Way is so vast…
The Way is so vast that when you use it, something is always left.
How deep it is!
It seems to be the ancestor of the myriad things.
It blunts sharpness
Untangles knots
Softens the glare
Unifies with the mundane.
It is so full!
It seems to have remainder.
It is the child of I-don’t-know-who.
And prior to the primeval Lord-on-high.
The Way is so vast that when you use it, something is always left.
How deep it is!
It seems to be the ancestor of the myriad things.
It blunts sharpness
Untangles knots
Softens the glare
Unifies with the mundane.
It is so full!
It seems to have remainder.
It is the child of I-don’t-know-who.
And prior to the primeval Lord-on-high.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.
Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che
bớt ánnh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín [không hiện] mà dường
như trường tồn.
Ta không biết nó là ai; có lẽ nó có trước thượng đế.
LỜI BÀN
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Chương này Liou Kia-hway cho rằng chữ nhuệ tượng trưng sự trác tuyệt, siêu phàm, chữ phân tượng trưng sự xung đột, chữ quang tượng trưng đức tốt, chữ trần tượng trưng tật xấu.
Có nhà lại bảo “giải kỳ phân” là giải phóng óc nhị nguyên, phân chia sự vật. Nhà khác giảng là “lấy sự giản phác chống sự phiền phức“.
“Hòa kỳ quang” có người hiểu là đem ánh sáng của mình hòa với những ánh sáng khác, tức không tự tồn tự đại.
Chữ “trạm” cũng trong câu hai có hai nghĩa: sâu kín, trong lặng. Chúng tôi theo Dư Bồi Lâm, dùng theo nghĩa trong Thuyết văn: “trạm, một dã“, một là chìm, không hiện lên.
Chúng ta để ý hai điều này:
- Tác giả dùng nhiều chữ nói lững: hoặc, tự, ngô bất tri, tượng.
- Chương này là chương duy nhất nói đến thượng đế,
khiến chúng tôi nghi ngờ là do người đời sau thêm vô. Đại ý cũng chỉ là
nói về thể và dụng của đạo.
Lê Hòa Phong diễn giải [trích nghiệm giải Đạo Đức Kinh - NXB Đồng Nai 2011]
Chương này Lão Tử muốn nói đến cái không gian bao la vô tận kia, nó
đã chứa tất cả mọi thứ như: các hệ mặt trời, những tinh tú với số lượng
cực lớn mà vẫn không đầy . Và vực sâu là nơi sinh ra các thực và động
vật trước tiên là tổ tông của vạn vật (sẽ nói ở chương 6) oxi hóa kim
loại (tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân). Ánh sáng xuyên qua (hòa kỳ quang) trộn
lẫn bụi bặm (đồng kỳ trần) nó trong trẻo và trường tồn ,Chúng ta không
hiêủ ai sanh ra nó ? ( vì là vật liệu để tạo dựng trời đất nên phải có
trước trời đất và tồn tại đến nay). Đối chiếu đoạn này với Pháp giái
trong Pháp bảo đàn kinh do Minh Trực thiền sư dịch thật giống nhau.
Chương này Lão Tử chứng minh là bầu trời mênh mông (chứ không cho là
tròn) đến chương 41) Ngài chứng minh “đại phương vô ngung” nghĩa là khối
vuông lớn không có gốc, ám chỉ trái đất này không vuông vậy.
(Source : Hoasontrang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét