Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đạo Đức Kinh - Thiên Thượng 05

laotzu.gif

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

CHƯƠNG NĂM

天地不仁,以萬物為芻狗﹔聖人不仁,以百姓為芻狗。天地之間,其猶橐龠乎?虛而不屈,動而愈出。多數窮,不如守中

PINYIN

tiāndì bùrén,yǐ wànwù wèi chú gǒu﹔shèngrén bùrén,yǐ bǎixìng wèi chú gǒu。tiāndì zhījiān,qí yóu tuo yuè hū?xū ér bù qū,dòng ér yù chū。duō yán shù qióng,bùrú shǒu zhōng。

PHIÊN ÂM

Thiên địa bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu .  Thiên địa chi gian , kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất , động nhi dũ xuất .  Đa ngôn sác (sổ) cùng , bất như thủ trung .

ANH NGỮ

Heaven and Earth are not humane…
Heaven and Earth are not humane,
And regard the people as straw dogs.
The sage is not humane,
And regards all things as straw dogs.
The space between Heaven and Earth is just like a bellows:
Empty it, it is not exhausted.
Squeeze it and more comes out.
Investigating it with a lot of talk
Is not like holding to the center.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University

DỊCH NGHĨA

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra.  Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

LỜI BÀN

laozi
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy.  Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân”.  Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn.  Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm.  Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử – thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng.  Đa số cho “bách tính” là dân chúng.  Wieger (do Jean Grenier dẫn – tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân” cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ.  Rất đúng và tài tình.  Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất” là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều.  Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo.  Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao  hết được, không bằng giữ mực trung.
Lê Hòa Phong diễn giải [trích nghiệm giải Đạo Đức Kinh - NXB Đồng Nai 2011]
Trời đất không theo ý muốn của mọi loài, (luyến mạng sống) khi cần cho sự tiến hóa phải dùng đến sự chết, bị cho là bất nhân, còn thánh nhân ,có khi do muốn tranh giành vật báu mà buộc người phải bán mạng để cho thỏa nguyện cũng bị cho là bất nhân, nhưng mục đích của hai việc hoàn toàn khác nhau, ta thấy có hai lối sống: sống để xây dựng và sống để hại đời, các vị vua quan ngày xưa muốn xây dựng đời như vua Nghiêu, Thuấn, Thần Nông biết chọn người để nhường ngôi, biết dạy dân trồng trọt, chăn nuôi là họ xây đời. Trái lại như Kiệt, Trụ  và những kẻ lạm dụng quyền thế mà chiếm đoạt tài vật của người khác là những kẻ hại đời vậy. Còn khoảng trống giữa trời và đất là không khí. Lão Tử mượn cái óng bể để miêu tả sự cần thiết lắm trong cuộc sống của vạn vật,nó luôn hiển hiện và bao quanh để cung cấp sự sống cho chúng ta thế mà chỉ vì lợi ích cá nhân mà ta đang làm ô nhiễm nó. Vậy chúng ta có bất nhân không ? . Ta thấy có một số thánh nhân đã  lợi dụng sinh mạng và tài sản của nhiều người để phục vụ cho tham vọng của họ, đã mấy ngàn năm qua mà hầu như người đời vẫn không thấy xót xa và hiện nay đang có nhiều người cố kéo dài nhiệm kỳ đến mười mấy – hai mươi năm để củng cố quyền lực,địa vị và tài sản .Họ có phải là thánh nhân bất nhân không ?.
-
Lão phật quả có chổ tương đồng, ly ngôn tuyệt tướng thì trở về bản thể, giống như sự im lặng của ngài Duy Ma Cật và cái mĩm cười của ngài Ca Diếp.
(Source : Hoasontrang)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét