Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đạo Đức Kinh - Thiên Thượng 02

laotzu.gif

 LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

CHƯƠNG HAI

天下皆知美之爲美。斯惡已。皆知善之爲善。斯不善已。故有無相生、難易相成、長短相、高下相傾、音聲相和、前後相隨。是以聖人處無爲之事、行不言之教。萬物作焉而不辭、生而不有、爲而不侍、功成而不居。夫唯不居, 是以不去。
PINYIN
tiānxià jiē zhī měi zhī wèi měi。sī è yǐ。jiē zhī shàn zhī wèi shàn。sī bùshàn yǐ。gù yǒu wú xiāng shēng、nán yì xiāng chéng、chángduǎn xiāng xíng、gāo xià xiāng qīng、yīn shēng xiāng hé、qián hòu xiāngsuí。shì yǐ shèngrén chù wú wèi zhī shì、xíng bù yán zhī jiào。wànwù zuo yān ér bù cí、shēng ér bù yǒu、wèi ér bù shì、gōng chéng ér bù jū。fū wéi bù jū, shì yǐ bù qù。

PHIÊN ÂM

Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ.  Tư ác dĩ.  Giai tri thiện chi vi thiện.  Tư bất thiện dĩ.  Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ.  Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư.  Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.

ANH NGỮ

All in the world recognize the beautiful as beautiful
All in the world recognize the beautiful as beautiful.
Herein lies ugliness.
All recognize the good as good.
Herein lies evil.
Therefore
Being and non-being produce each other.
Difficulty and ease bring about each other.
Long and short delimit each other.
High and low rest on each other.
Sound and voice harmonize each other.
Front and back follow each other.
Therefore the sage abides in the condition of wu-wei (unattached action).
And carries out the wordless teaching.
Here, the myriad things are made, yet not separated.
Therefore the sage produces without possessing,
Acts without expectations
And accomplishes without abiding in her accomplishments.
It is precisely because she does not abide in them
That they never leave her.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University

DỊCH NGHĨA

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác.  Là vì “Có” và “Không” sinh lẫn nhau; “Dễ” và “Khó” tạo nên lẫn nhau; “Ngắn” và “Dài” làm rõ lẫn nhau; “Cao” và “Thấp” dựa vào nhau; “Âm” và “Thanh” hòa lẫn nhau; “Trước” và “Sau” theo nhau.  Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ “Vô Vi” dùng thuật “không nói” mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới.  Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.

LỜI BÀN

laozi
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Chương này về đại ý thì ai cũng nhận rằng Lão Tử nói về luật tương đối (sự vật không có gì là tuyệt đối hay xấu, so với cái này thì là tốt, so với cái khác lại là xấu, lúc này là tốt, lúc khác là xấu) và phản đối thói đương thời, nhất là phái Khổng, phái Mặc dùng trí mà phân biệt rõ rànhg xấu, tốt, khiến cho người ta bỏ tự nhiên đi mà cầu tốt, bỏ xấu, hóa ra trá ngụy, do đó sinh hại.  Ông khuyên ta cứ để cho dân sống theo tự nhiên mà đừng can thiệp (thái độ vô vi), đừng đem quan niệm sai lầm về tốt xấu mà uốn nắn dân (thuật bất ngôn chi giáo), như vậy sẽ thành công mà sự nghiệp sẽ bất hủ vì chính đạo cũng không làm khác.
Chúng ta để ý: Khổng Tử cũng đã có lần muốn “vô ngôn” và bảo Tử Cống: “Thiên hà ngôn tai ? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên.  Thiên hà ngôn tai ?” – Trời có nói gì đâu ? Thế mà bốn mùa cứ thay nhau, vạn vật cứ sinh hóa.  Trời có nói gì đâu ? (Luận ngữ – Dương Hóa – 18)
Luật tương đối trong chương này sau được Trang Tử diễn rõ và mạnh hơn trong thiên Tề vật luận.
 Lê Hòa Phong diễn giải [trích nghiệm giải Đạo Đức Kinh - NXB Đồng Nai 2011]
Lão Tử mượn sự: tốt xấu, thiện ác, cao thấp v.v… làm đề tài, ấy là ông muốn nói đến sự so sánh. Phần giữa đề cập đến vai trò của thánh nhân. Phần sau nói về ý hướng của thánh nhân.
Nhân đây tôi mượn hình ảnh cư xử giữa người và người: Ông A bê chậu nước đến ông B, ông A bị té, chậu nước bị đổ, ông B chạy đến đỡ ông A lên và lo lắng hỏi: “Có sao không?” Ông C bê chậu nước đến ông D, ông C bị té, ông D không đỡ lên mà còn đánh cho vài gậy. Ông E bê chậu nước đến cho ông F, ông E bị té, nước bị đổ. Ông F không đỡ cũng không đánh mà bảo quân sĩ chém đầu ông E. Quý vị nghĩ thế nào ? Cùng là con người sao lại xữ sự khác biệt vậy ?Có được gọi là bất công hay không ? Nhưng người thời ấy họ hợp thức hóa án chém đầu kia với tội danh khi quân phạm thượng mà quần thần thời ấy là những thánh nhân không hề bận tâm. Nếu họ dùng đến “Vô vi” mà suy luận và nhận biết thì họ làm gì ?
Có 2 giải pháp:
1 – Thấy biết rồi bỏ qua, mặc cho mọi sự tiến triển rồi tự nó kết thúc.
2 – Làm những việc khác tốt hơn để làm gương như: Sống mà không chiếm đoạt, làm cật lực mà không cậy công, xong việc mà không ở lại.
Lại một ví dụ nữa giữa dữ và hiền. Ta thấy con trâu và người cày, vậy con cọp có sức mạnh như trâu không ? Tại sao không ai bắt con cọp cùng ta đi cày ? Xin thưa :Cọp quá dữ mà trâu thì hiền lành. Vậy hiền lành và dữ tợn được gì? Xin thưa : Hiền như trâu, bò, ngựa mổi năm chúng sanh mỗi con, còn dữ như cọp,beo, sư tử được báo động là sấp bị tuyệt chũng, cũng như vua chúa hiện nay không còn bao nhiêu trên thế giới ! ( sẽ nói rỏ ở phần Phục mạng. chương 16)
Chương 2 nhắc ta so sánh, không phải ở điểm ngắn dài, cao thấp mà nên so sánh giữa công bằng và không công bằng giữa hiền và dữ, mà đến hồi kết sẽ ra sao. Tuy Lão Tử chỉ viết có một quyển Đạo đức kinh chỉ khoảng 5.000 chữ, mà nó có thể bao gồm thật nhiều dữ liệu cho ta cùng so sánh về tác dụng của nó.

(Source : Hoasontrang)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét