Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đạo Đức Kinh - Thiên Thượng 07

laotzu.gif

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

CHƯƠNG BẢY

天長地久。天地所以能長且久者,以其不自生,故能長生。是以聖人后其身而身先,外其身而身存。非以其無私耶?故能成其私 

PINYIN

tiān cháng dì jiǔ。tiāndì suǒyǐ néng cháng qiě jiǔ zhě,yǐ qí bù zì shēng,gù néng cháng shēng。shì yǐ shèngrén hòu qí shēn ér shēn xiān,wài qí shēn ér shēn cún。fēi yǐ qí wúsī yé?gù néng chéng qí sī。

PHIÊN ÂM

Thiên trường địa cửu . Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả , dĩ kì bất tự sinh , cố năng trường sinh .  Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên , ngoại kì thân nhi thân tồn .  Phi dĩ kì vô tư dả ? cố năng thành kì tư .

ANH NGỮ

Heaven and Earth last forever…
Heaven and Earth last forever.
The reason that Heaven and Earth are able to last forever
Is because they do not give birth to themselves.
Therefore, they are always alive.
Hence, the sage puts herself last and is first.
She is outside herself and therefore her self lasts.
Is it not through her selflessness
That she is able to perfect herself?
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University

DỊCH NGHĨA

Trời đất trường cửu.  Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được.  Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?

LỜI BÀN

laoziCó nhà dịch “bất tự sinh” là không có đời sống riêng.  Trời đất không có đời sống riêng vì đời sống của trời đất là đời sống của vạn vật trong vũ trụ, đời sống của đạo, mà đạo thì vĩnh cửu.  Không có đời sống riêng với không sống riêng cho mình, nghĩa cũng như nhau.
Chương này diễn một quy tắc xử thế quan trọng của Lão tử: quy tắc khiêm, nhu mà sau này chúng ta còn gặp nhiều lần nữa.  “hậu kỳ thân” là khiêm; “ngoại kỳ thân” là nhu, vì không tranh với ai.  “Đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được” nghĩa là không nghĩ tới mình, chỉ lo giúp người thì lại có lợi cho mình.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải

TỪ NGỮ

Trang Chinapage.com ghi là “ 不以其無私邪  “, chữ cuối cùng cũng cùng ý nghĩa như là “ [yé] ” thuộc loại interrogative sentence final particle.  Loại này thường được dùng trong sách vở kinh thư.
Chữ “cố 故 [gù]” là một liên từ thông dụng thường được dùng ở mệnh đề sau của một câu phức để chỉ kết quả, với ý nghĩa là “nên, cho nên / cause; therefore“. (Trần Văn Chánh – Toàn thư chữ Hán)
(Source : Hoasontrang)
Mục lục

0 nhận xét:

Đăng nhận xét