LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG TÁM
上善若水。水善利萬物而不爭,處眾人之所惡,故幾於道。居善地,心善淵,與善仁,言善信,政善治,事善能,動善時。夫唯不爭,故無尤。
PINYIN
shàng shàn ruo shuǐ。shuǐ shàn lì wànwù ér bù
zhēng,chù zhòngrén zhī suǒ wù,gù jǐ yú dào。jū shàn dì,xīn shàn yuān,yǔ
shàn rén,yán shàn xìn,zhèng shàn zhì,shì shàn néng,dòng shàn shí。fū wéi
bù zhēng,gù wú yóu。
PHIÊN ÂM
Thượng thiện nhược thuỷ . Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh , xử chúng nhân chi sở ố
, cố ky ư đạo . Cư thiện địa , tâm thiện uyên , dữ thiện nhân , ngôn
thiện tín , chính thiện trị , sự thiện năng , động thiện thì . Phù duy
bất tranh , cố vô vưu .
ANH NGỮ
The highest goodness is like water…
The highest goodness is like water.
Water easily benefits all things without struggle.
Yet it abides in places that men hate.
Therefore it is like the Way.
For dwelling, the Earth is good.
For the mind, depth is good.
The goodness of giving is in the timing.
The goodness of speech is in honesty.
In government, self-mastery is good.
In handling affairs, ability is good.
If you do not wrangle, you will not be blamed.
The highest goodness is like water.
Water easily benefits all things without struggle.
Yet it abides in places that men hate.
Therefore it is like the Way.
For dwelling, the Earth is good.
For the mind, depth is good.
The goodness of giving is in the timing.
The goodness of speech is in honesty.
In government, self-mastery is good.
In handling affairs, ability is good.
If you do not wrangle, you will not be blamed.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University
DỊCH NGHĨA
Người thiện vào bậc cao
[có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không
tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo.
[Người thiện vào bậc cao] địa vị thì khéo lựa chỗ
khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo
dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc gì thì
có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ.
Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi.
LỜI BÀN
Chương này có một hình ảnh khéo: Ví người thiện với
nước, làm rõ thêm cái ý khiêm nhu trong chương trên. Lão tử rất thích
nước: nó “nhu”, tìm chỗ thấp (khiêm), ngày đêm chảy không ngừng (bất xả
trú dạ – lời Khổng tử), bốc lên thì thành mưa móc, chảy xuống thì thành
sông rạch, thấm nhuần vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó có đức sinh hóa,
tự sinh tự hóa, và sinh hóa mọi loài. Nhất là nó không tranh, nó lựa
chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản nó thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên
đâu nó cũng tới được.
Không biết tác giả chương này có chịu ảnh hưởng của đạo Nho hay không mà đề cao nhân với tín, cơ hồ trái với chủ trương “tự nhiên nhi nhiên của Lão chăng?”
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
TỪ NGỮ
幾[几] 【jī】 adv. nearly, gần
恶[惡] 【wù】 đọc là “ố” có nghĩa là ghét; hate 【è】đọc là “ác” thì có nghĩa là “ác độc, xấu xa”; evil.
[Hoa Sơn bổ sung phần từ ngữ]
(Source : Hoasontrang)
Mục lục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét