Ads 468x60px

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Chương 10 - Hình thành thói quen hành động

Hành động
Một công việc dù lớn hay nhỏ (xét theo tầm quan trọng) - có thể là công việc điều hành một doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực quân sự hay trong bộ máy chính quyền - đều cần đến những con người biết nghĩ tới những hành động cụ thể. 

Khi tìm kiếm một người cho một chức vụ quan trọng, người chuyên viên điều hành luôn phải trả lời những câu hỏi: “Anh ta sẽ làm việc đó chứ?”, “Anh ta có thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình không?”, “Anh ta có thể thu được những kết quả cụ thể hay chỉ là người phát ngôn ra mọi điều?”.
 

Tất cả những câu hỏi này đều nhằm vào một mục đích duy nhất: thăm dò xem con người này có phải là con người hành động hay không?

Sáng kiến hay chưa đủ. Một ý tưởng tầm trung bình xuất hiện và được triển khai sẽ có hiệu quả 100% cao hơn so với những ý tưởng độc đáo nhưng đã vội biến mất vì không được tiếp tục phát triển lên. John Wanamakes - Sẽ không đạt được một cái gì cả nếu chỉ đơn thuần suy nghĩ về nó.

Bằng việc nghiên cứu hai nhóm người này, chúng ta có thể khám phá ra nguyên lý của sự thành công. “Người theo thuyết chủ động” là con người hành động. Anh ta bắt tay vào việc, thực hiện công việc đó cho đến khi hoàn tất mọi dự định và kế hoạch đề ra. Ngược lại, “Người theo thuyết thụ động” là người không chịu hành động. Anh ta trì hoãn mọi việc đến khi anh ta chứng tỏ rằng mình không có khả năng làm việc đó hoặc trì hoãn cho đến khi quá muộn để bắt tay vào việc.

“Người theo thuyết chủ động” là người thực sự hành động. “Người theo thuyết thụ động” chuẩn bị hành động nhưng lại không hành động.

Ai cũng muốn là “Người theo thuyết chủ động”. Vậy hãy rèn cho mình thói quen hành động.

Nhiều người theo “thuyết thụ động” không làm được điều mình muốn bởi vì họ luôn cố gắng chờ đợi cho đến khi nào mọi việc đều thuận lợi ở mức 100% trước khi họ hành động. Tuy nhiên, tìm kiếm sự hoàn hảo là điều ảo tưởng. 

Hai điều hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn tránh được sai lầm mà bạn sẽ phải trả giá rất đắt vì lý do chỉ biết khoanh tay chờ đợi mọi sự may mắn, suôn sẻ đến với mình trước khi bắt tay vào hành động thực sự.

1. Dự đoán những khó khăn và những trở ngại bạn có thể gặp trong tương lai. Bất kỳ một sự đầu tư nào cũng có những rủi ro, những vấn đề mới xuất hiện và sự bất ổn nảy sinh. 

2. Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn nảy sinh. Kinh nghiệm cho thấy những con người thành công không phải là người luôn có thể loại bỏ mọi trở ngại trước khi hành động mà là người lúc nào cũng tìm ra được các giải pháp để giải quyết những vướng mắc mà anh ta gặp phải. 

Hãy tập cho mình thói quen “nói lên suy nghĩ” của mình. Mỗi dịp như vậy, bạn sẽ làm cho mình trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy tiến lên với những dự định hữu ích của mình...

Hai biện pháp sau đây có thể giúp bạn hình thành cho mình một thói quen sáng tạo trong công việc.

1 - Hãy là một con người biết kiên trì theo đuổi những dự định của mình. Khi thấy điều gì bạn tin rằng cần phải làm, hãy cứ tin tưởng và hãy bắt tay vào hành động ngay.

2 - Hãy là con người luôn tự nguyện và tự giác hành động. Mỗi người trong chúng ta đều đã từng ở trong những tình thế mà ta muốn xung phong làm một cái gì đó nhưng thực tế chúng ta đã không làm được như mong muốn. Lý do chính là vì chúng ta sợ hãi. Không phải là nỗi e sợ vì có thể chúng ta không hoàn thành trách nhiệm mà lo sợ những điều mà các bè bạn đồng nghiệp sẽ nói về mình. 

HÌNH THÀNH THÓI QUEN HÀNH ĐỘNG

Rèn luyện những điều cơ bản sau:

1. Luôn là người theo thuyết chủ động. Hãy là con người chủ động và hành động thực sự, đừng thụ động hay khoanh tay chờ đợi.

2. Không nên chờ đợi vào sự thuận lợi tuyệt đối của mọi điều kiện. Không bao giờ có được điều đó. Dự đoán những điều trở ngại và khó khăn trong tương lai và tìm cách giải quyết khi chúng nảy sinh.

3. Cần ghi nhớ rằng những sáng kiến tự bản thân nó không mang lại thành công. Sáng kiến chỉ có giá trị khi bạn triển khai và biến nó thành hiện thực bằng hành động của mình.

4. Dùng hành động để xua tan nỗi sợ hãi và lấy thêm lòng can đảm và sự tự tin. Hãy bắt tay thực hiện chính cái mà bạn e sợ và rồi nỗi sợ hãi sẽ biến mất. Bạn hãy thử xem và sẽ thấy đúng như vậy.

5. Hãy khởi động cỗ máy trí tuệ của bạn. Đừng chờ đợi sức mạnh tinh thần đến tiếp sức cho bạn. Hãy hành động, bằng việc làm mà tác động đến nó, khơi dậy sức lực tiềm ẩn trong con người bạn.

6. Hãy suy nghĩ về hiện tại. Hãy coi “ngày mai”, “tuần tới”, “sau đó” v.v... và những từ ngữ tương tự luôn đồng nghĩa với một từ thường chỉ sự thất bại: “không bao giờ”. Hãy là con người luôn trong tư thế “Tôi bắt đầu ngay bây giờ đây”.

7. Hãy bắt tay vào việc ngay tức khắc. Đừng lãng phí thì giờ vào việc chờ đợi mà thay vào đó hãy bắt đầu hành động ngay.

8. Nắm chắc và tận dụng những thời cơ sáng tạo. Hãy là con người luôn tranh đấu để hành động. Một con người luôn luôn khởi xướng và hành động đến cùng để đạt mục tiêu. Hãy chứng tỏ mình là con người đi tiên phong bằng việc thể hiện khả năng và hoài bão của mình. Và bạn hãy vào vạch chuẩn bị đi thôi, khẩn trương xuất phát khi thời vận đến.

( Source : David J. Schwartz - The Magic of Thinking Big – Bí quyết thành đạt trong đời người )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét