Ads 468x60px

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Chương 11 - Làm thế nào để chuyển thất bại thành thắng lợi

Lướt sóng
Rõ ràng chúng ta hoàn toàn có thể so sánh cả ba loại người - người khốn khổ - người bình thường và người thành đạt - theo các tiêu chí: tuổi tác, trí thông minh, tầng lớp xuất thân, quốc tịch nhưng ngoại trừ một tiêu chí đó là phản ứng của mỗi loại người đối với sự thất bại mà trên đường đời họ gặp phải.


Khi “người khốn khổ” bị “đánh” gục anh ta không làm thế nào để đứng lên được nữa. Anh ta chỉ biết nằm liệt ra đó mà thôi. Trong hoàn cảnh như vậy, anh bạn “bình thường” thì có thể quỳ lên đầu gối nhưng cũng chỉ có thể bò lết mà đi và khi không có ai để ý, anh ta sẽ vùng lên chạy ngược trở lại với hy vọng không phải tham dự trận đấu nào nữa. Nhưng “người thành đạt” sẽ xử sự hoàn toàn khác khi họ bị vấp ngã. Anh ta sẽ lấy lại bình tĩnh, rút ra bài học, cố gắng quên trận đánh vừa rồi và tiếp tục tiến lên phía trước.

Nghiên cứu cuộc đời của những con người xuất chúng trong cuốn sách: “Danh nhân nước Mỹ”, bạn sẽ thấy rằng họ đều đã từng đương đầu với những tình huống tưởng chừng không có lối thoát. Mỗi nhân vật trong bức tranh thượng lưu này đã từng phải đối mặt với bao kẻ thù. Họ phải chịu đựng sự thất vọng, bị thất bại và bao điều bất hạnh khác.

Chúng ta có thể chuyển bại thành thắng. Ghi nhớ điều đó và áp dụng ngay đi. Hãy ôn lại những thất bại của bạn và hãy mỉm cười để bạn có thể tiến lên.

Thất bại hay đúng hơn là cảm giác bị thất bại thực chất chỉ là một trạng thái nhất thời của bộ não mà thôi, là cái mà bạn chợt cảm thấy trong chốc lát.

Thất bại sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại... Chúng ta muốn được tất cả mọi người khen ngợi chiến thắng của mình hoặc muốn rằng cả thế giới biết đến việc ta là người giành thắng lợi, thì phải hành động tích cực sau mỗi lần thất bại. Nhân viên bán hàng thường phàn nàn và đổ lỗi cho khách hàng khi doanh số bán hàng của anh ta giảm sút. Hoàn toàn tự nhiên khi vợ hoặc chồng quy trách nhiệm cho nhau là người gây ra những trận cãi vã nhỏ trong gia đình.

Tự phê bình là một thái độ tích cực. Nó giúp bạn tập hợp sức lực của cá nhân mình cũng như năng lực cần thiết cho sự thành công. Phê phán và trút mọi sai lầm lên người khác là hành động tiêu cực. Bạn sẽ chẳng thu được gì cả trừ việc tìm mọi cách “chứng tỏ” rằng ai đó đã phạm sai lầm.

Hãy là một con người có thái độ tự phê bình tích cực. Đừng chạy trốn hay phủ nhận nhược điểm. Hãy xử sự đúng như một người hiểu biết: tìm ra những sai sót và điểm yếu của mình để sửa chữa. Đó là bí quyết giúp bạn tiến lên.

Hãy chấm dứt sự than phiền về những cơ may hay những rủi ro bởi vì điều đó sẽ chẳng bao giờ đưa bạn đến được đích mong muốn.

Nhẫn nại, bản thân nó chưa đủ đảm bảo cho thắng lợi song nhẫn nại và đồng thời bằng hành động không ngừng sẽ là sự hứa hẹn thành công chắc chắn nhất.

Nhiều người sẵn có đức tính kiên định và một hoài bão lớn lao song cũng có thể không gặt hái được thành công bởi vì họ không thử nghiệm những phương pháp khác nhau để đạt mục tiêu. Hãy không ngừng theo đuổi mục tiêu. Đừng lùi bước, nhưng đừng lao quá nhanh về phía trước, đừng cố “húc đầu vào tường”. Nếu chưa đạt được kết quả hãy thí nghiệm những cách làm mới.

Chúng tôi muốn đề xuất hai giải pháp để phát triển sức mạnh hành động, một nhân tố mà kết hợp với tính kiên trì sẽ giúp bạn đạt kết quả mong muốn.

1. Tự nhủ rằng: Luôn có một lối thoát nào đó. Ý nghĩ của con người dường như có một “từ tính” nào đấy! Khi bạn tự phủ nhận mình với những điều như: jthì lập tức lối tư duy tiêu cực sẽ chế ngự bộ não của bạn và bạn sẽ cứ tiếp tục cho rằng mình đã đúng khi nghĩ rằng mình đã bị trừng phạt. Ngược lại, nếu bạn tin rằng: “Vẫn còn cách thoát ra khỏi trở ngại này” thì rất có khả năng là những suy nghĩ tích cực sẽ làm chủ bộ não của bạn và giúp bạn tìm ra một giải pháp nào đó. Khi bạn tin tưởng rằng bạn sẽ tìm ra hướng đi vượt qua trở lực thì rất tự nhiên những ý nghĩ tiêu cực “Bỏ cuộc thôi”, “Hãy trở về đi thôi”, lập tức biến thành những lời động viên tích cực “Đừng lùi bước”, “Hãy tiến lên”.

2. Hãy chịu lùi một bước để rồi tiến xa hơn. Chúng ta thường cứ dậm chân tại chỗ quá lâu trước mọi trở ngại và vì vậy chúng ta không thể nhận thấy những hướng đi mới hay những cách làm mới. 

Bởi vậy, khi bạn vấp phải một trở lực nào đó xin đừng hủy bỏ toàn bộ công trình của mình. Hãy lùi lại một bước và lấy lại tĩnh tại tạo ra sáng suốt trong tâm trí. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể tìm thấy điều may mắn trong mỗi rủi ro. Hãy nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề và chế ngự ý nghĩ tiêu cực. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn nếu bạn nhìn nó với cách nhìn sáng suốt và lạc quan.

TÓM TẮT

Sự khác nhau giữa cái gọi là thành công và sự thất bại là ở thái độ của mỗi người đối với mỗi một vấn đề nảy sinh, một sự không may, một trở lực hay trong một tình thế bất hạnh và thất vọng.

Năm phương pháp sau đây có thể giúp bạn chuyển bại thành thắng.

1. Nghiên cứu thất bại để tìm ra hướng đi giành thắng lợi. Khi thất bại, hãy học hỏi, tìm hiểu nguyên nhân và tiếp tục hành động để giành chiến thắng lần sau.

2. Hãy lấy can đảm để tự phê bình. Tự tìm ra nhược điểm và sửa chữa. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một con người thông thái và đáng kính.

3. Đừng đổ lỗi cho số phận. Nên nhớ rằng mỗi điều rủi ro bạn gặp đều có những nguyên nhân từ chính bản thân bạn. Than thân trách phận sẽ không bao giờ đưa bạn đến đích của mình.

4. Kết hợp đức tính kiên nhẫn với thói quen hành động. Kiên trì theo đuổi mục tiêu nhưng đừng “húc đầu vào tường”. Hãy thử áp dụng những cách làm mới. Hãy thử nghiệm.

5. Ghi nhớ rằng mọi hoàn cảnh đều chứa đựng những yếu tố thuận lợi. Hãy tìm ra điều có lợi này. Hãy nhìn vào mặt phải của hiện tượng và xua tan sự chán nản, thất vọng.

( Source : David J. Schwartz - The Magic of Thinking Big – Bí quyết thành đạt trong đời người )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét