Leo núi |
Một lần nữa, bạn hãy nhớ rằng: Chẳng mấy ai kéo ta lên những đỉnh cao của thành công mà chỉ có chính bản thân ta, những người bên cạnh ta và những người bên dưới đẩy ta lên mà thôi!.
Các nguyên tắc của thành công mà chúng ta đã xem xét ở nhiều chương trước có thể coi là những công cụ khá hữu ích giúp bạn phát triển khả năng lãnh đạo của mình. Còn ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến bốn nguyên tắc đặc biệt để hướng những người xung quanh hành động theo mong muốn của mình. Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc này đối với công việc xã hội và cả ở gia đình bạn. Đó là:
1. Hãy xác định những đối tượng nào bạn muốn gây tác động.
2. Suy nghĩ xem làm thế nào để gây ảnh hưởng đối với họ một cách chính đáng?
3. Hãy nghĩ đến thành công, tin tưởng vào sự thành công và phấn đấu hết mình để giành thắng lợi.
4. Dành thời gian để tự cân nhắc.
Hãy nhớ, nhiệm vụ chính của nhà lãnh đạo là suy nghĩ. Và sự chuẩn bị tốt nhất để lãnh đạo là suy nghĩ. Hàng ngày hãy dành thời gian một mình để suy nghĩ và bạn chắc chắn sẽ thành công.
TÓM TẮT
Để trở thành một nhà lãnh đạo làm việc có hiệu quả, hãy thực hiện bốn nguyên tắc lãnh đạo sau:
1. Trao đổi ý kiến với những người bạn muốn gây ảnh hưởng. Sẽ dễ dàng bảo người khác làm những gì bạn muốn họ làm cho bạn nếu bạn biết thông cảm với họ. Hãy tự hỏi bạn trước khi hành động: “Tôi sẽ nghĩ gì về việc này nếu tôi ở vào địa vị người khác”.
2. Hãy áp dụng phương sách đối xử có tình người trong mối liên hệ với những người khác. Trong bất cứ việc gì, hãy tỏ ra mình luôn đặt người khác lên trước. Hãy đối xử với người khác như những gì bạn muốn người khác đối xử với mình. Bạn sẽ thu được kết quả không nhỏ.
3. Hãy tin tưởng vào tiến bộ, suy nghĩ một cách tiến bộ và phấn đấu vì tiến bộ. Hãy nghĩ cách cải tiến mọi công việc bạn làm. Sau một thời gian, các cộng sự của bạn sẽ thành bản sao của lãnh đạo, hãy đảm bảo rằng bạn là một tấm gương tốt cho họ. Hãy coi đây là nghị quyết của bạn: “Ở gia đình, trong công việc hay trong cuộc sống xã hội, nếu đó là một điều tiến bộ thì tôi sẽ luôn ủng hộ”.
4. Hãy dành thời gian để tự bàn bạc với chính mình và huy động năng lực tư duy cao nhất của bạn. Những lúc bạn chỉ có một mình cũng rất đáng quý. Hãy sử dụng thời gian ấy để phát huy năng lực sáng tạo của bạn. Dành thời gian ấy để tìm giải pháp cho những vấn đề hóc búa. Hàng ngày hãy dành thêm thời giờ suy nghĩ một mình. Hãy dùng cách tư duy mà tất cả các nhà lãnh đạo lớn đều dùng: Tự bàn bạc với mình.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ÁP DỤNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG LỚN TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI
A. Khi những người có tư tưởng nhỏ mọn tìm cách kéo bạn xuống, hãy suy nghĩ một cách lớn lao: Trong cuộc sống chắc chắn rằng sẽ có những kẻ chỉ muốn bạn thất bại, muốn bạn không gặp may, muốn bạn bị quở trách. Nhưng họ sẽ không thể làm gì bạn được nếu bạn ghi nhớ ba điều sau đây:
1. Bạn đã chiến thắng khi bạn không chấp những kẻ tầm thường. Cố chấp đối với những kẻ hèn hạ chỉ làm bạn nhỏ bé đi thôi.
2. Lường trước rằng bạn sẽ trở thành mục tiêu của dư luận. Điều đó chứng tỏ rằng bạn đang trưởng thành.
3. Tự nhủ: Những kẻ hay châm chọc người khác là những kẻ ốm yếu về tâm lý. Hãy tỏ ra cao thượng, hãy thương hại họ.
Hãy cao thượng đủ để không tấn công lại những kẻ hẹp hòi.
B. Khi cảm giác “Mình không có đủ những gì cần thiết để làm việc đó” , hãy suy nghĩ một cách lớn lao: Hãy nhớ rằng nếu bạn nghĩ là mình yếu đuối, bạn sẽ là người yếu đuối. Nếu bạn nghĩ là bạn bất tài, bạn sẽ là người bất tài.
Hãy đánh bại những khuynh hướng tự hạ thấp mình đó bằng những biện pháp:
1. Hãy tạo cho mình một vẻ ngoài quan trọng. Điều đó giúp bạn nghĩ rằng mình là người quan trọng. Hình thức bên ngoài của bạn ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ bên trong của bạn.
2. Hãy chú trọng những đức tính tốt của mình. Xây dựng một chương trình “tự đề cao bản thân với chính mình” và sử dụng chương trình này. Hãy học cách tự tiếp thêm sức lực cho bản thân, biết những mặt mạnh của mình.
3. Hãy biết đánh giá đúng người khác. Những người khác cũng chỉ là con người thôi, vậy thì tại sao lại phải sợ họ?
Hãy có những tư tưởng lớn đủ để thấy được những mặt tốt của mình.
C. Khi không thể tránh khỏi những cuộc tranh luận hay cãi cọ, hãy suy nghĩ một cách lớn lao:
Hãy kiềm chế một cách thành công những cuộc tranh luận hay cãi cọ bằng cách:
1. Tự hỏi mình: “Liệu điều này có đáng phải tranh cãi không?”.
2. Tự nhủ rằng khi tranh cãi bạn không bao giờ thu được cái gì mà chỉ mất đi mà thôi.
3. Hãy suy nghĩ một cách lớn lao đủ để thấy rằng những chuyện cãi cọ, lòng hận thù, hay quan trọng hóa vấn đề chẳng bao giờ giúp bạn đạt được những gì mình muốn.
D. Khi bạn cảm thấy thất bại, hãy suy nghĩ một cách lớn lao: Không bao giờ bạn lại đạt được thành công lớn mà không gặp những khó khăn và thất bại. Nhưng bạn vẫn có thể sống phần còn lại của cuộc đời mà không gặp một thất bại nào. Những người có tư tưởng lớn phản ứng lại với thất bại theo cách sau:
1. Hãy coi thất bại là một bài học. Hãy nghiên cứu và rút kinh nghiệm. Dùng bài học này như một cú huých đưa bạn lên phía trước. Hãy rút ra một điều gì đó sau mỗi lần thất bại.
2. Vừa kiên trì, bền bỉ vừa tìm tòi thử nghiệm. Hãy quay lại và bắt đầu lại với một phương pháp mới.
Suy nghĩ lớn đủ để thấy rằng thất bại cũng chỉ là một trạng thái của bộ óc mà thôi.
E. Khi những chuyện tình cảm bắt đầu “có vấn đề”, hãy suy nghĩ một cách lớn lao:
Lối suy nghĩ tiêu cực, tầm thường “Cô ấy (hoặc anh ấy) thật không công bằng với tôi nên tôi cũng chẳng cần” có thể giết chết cảm xúc của bạn, làm hỏng những tình cảm mà lẽ ra là của bạn. Hãy làm những điều sau khi vấn đề tình yêu của bạn không suôn sẻ:
1. Hãy chú trọng đến những phẩm chất tốt đẹp nhất trong con người mà bạn muốn được yêu. Hãy dẹp những khuyết điểm thứ yếu của họ sang một bên.
2. Hãy làm những điều đặc biệt cho người yêu của bạn và làm một cách thường xuyên. Hãy suy nghĩ đến những điều to lớn để thấy được niềm vui bí ẩn của hôn nhân.
F. Khi bạn cảm thấy tiến độ trong công việc của bạn đang chậm dần, hãy suy nghĩ một cách lớn lao:
Cho dù bạn làm công việc gì ở ngành nghề nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có được địa vị cao hơn, thu nhập cao hơn một khi làm tăng số lượng và chất lượng kết quả công việc của bạn. Hãy làm như sau:
Hãy nghĩ rằng: “Tôi có thể làm tốt hơn”. Điều tốt nhất không phải là không thể đạt được. Việc gì cũng có thể được làm bằng cách tốt hơn. Và khi bạn nghĩ: “Tôi có thể làm tốt hơn” thì những cách làm tốt hơn sẽ xuất hiện, ý nghĩ đó sẽ làm tăng năng lực sáng tạo của bạn.
Hãy suy nghĩ một cách lớn lao để thấy rằng “có chí thì nên”.
Như Publius Syrus thường nói:
“Một người khôn ngoan luôn làm chủ ý chí của mình
Còn kẻ ngu ngốc chỉ làm nô lệ cho ý chí”.
( Source : David J. Schwartz - The Magic of Thinking Big – Bí quyết thành đạt trong đời người )
( Source : David J. Schwartz - The Magic of Thinking Big – Bí quyết thành đạt trong đời người )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét