Một bác sĩ trẻ ở Tokyo tên Kusuda gặp một người bạn học chung ở đại học đang học thiền. Chàng bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì.
“Tôi không thể nói với anh nó là gì,” người bạn trả lời, “nhưng tôi chắc một điều là, nếu anh hiểu thiền, anh sẽ không sợ chết.”
“Được,” Kusuda nói. “Thôi sẽ thử. Làm sao tôi tìm được một vị thầy?”
“Đến gặp thiền sư Nan-in,” người bạn nói.
Kusuda đến thăm Nan-in. Anh ta mang theo một con dao 2 tấc rưỡi để thử xem thiền sư có sợ chết không.
Khi Nan-in thấy Kusuda ông nói to: “Chào, bạn quý. Khỏe không? Lâu quá không gặp.”
Kusuda lấy làm lạ, mới trả lời: “Chúng ta chưa gặp nhau bao giờ!”
Với phút đầu tiên như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thiền sư, vì vậy bất đắc dĩ anh mới hỏi thiền sư cho học thiền.
Nan-in nói: “Thiền không phải là việc khó. Nếu anh là bác sĩ, hãy chữa bệnh với lòng nhân ái.”
Kusuda thăm Nan-in ba lần. Mỗi lần Nan-in đều bảo một điều duy nhất. “Bác sĩ không nên tốn thời giờ ở đây. Đi về và chăm sóc bệnh nhân.”
Kusuda vẫn không rõ là tại sao các lời dạy như thế có thể làm người ta hết sợ chết. Vì vậy trong lần thăm thứ tư, anh phàn nàn: “Bạn tôi nói khi người ta học thiền người ta hết sợ chết. Mỗi lần tôi đến đây thầy chỉ bảo tôi lo cho bệnh nhân của tôi. Chuyện đó tôi biết rồi. Nếu thiền của thầy chỉ có vậy, tôi sẽ không đến đây học thầy nữa.”
Nan-in mỉm cười và vỗ vai chàng bác sĩ. “Tôi đã quá khắt khe với anh. Để tôi chỉ cho anh một công án.” Thiền sư nói cho Kusuda nghe công án Không của Thiền sư Joshu, là công án đầu tiên để làm sáng tỏ trí óc trong sách Vô Môn Quan.
Kusuda suy nghĩ về công án Không trong hai năm. Cuối cùng chàng cảm thấy tâm mình đã vững chải. Nhưng thiền sư bình phẩm: “Anh vẫn chưa vào bên trong.”
Kusuda tiếp tục tập trung tư tưởng thêm một năm rưỡi nữa. Tâm của chàng trở nên tĩnh lặng. Các vấn đề tan biến. “Không” trở thành chân lý. Anh chăm sóc cho bệnh nhân rất tử tế và, dù là không biết chuyện đó, anh đã thoát khỏi lo âu về sống hay chết.
Và khi anh đến thăm Nan-in, vị thầy chỉ mỉm cười.
Bình:
• Chỉ nhờ hỏi thăm vui vẻ lần gặp nhau đầu tiên mà Thiền sư vô tình làm tiêu đi ý định dữ dằn.
• Tinh yếu của thiền là “Hãy chăm sóc cho bệnh nhân tử tế.” Tức là: (1) Hãy làm những việc hàng ngày (2) với từ tâm (3) đối với người khác.
Vì là tinh yếu cho nên lần nào Thiền sư cũng lập đi lập lại bao nhiêu đó.
• Nhưng vì chưa đủ trí tuệ để hiểu Thiền là sống như thế, cho nên trò phàn nàn, và Thiền sư mới nói “thầy quá khắt khe”, rồi cho trò xuống cấp thấp hơn một tí, học công án vậy.
• Công án Joshu’s Mu là “Cái không của Triệu Châu.” Joshu là tên tiếng Nhật của thiền sư Trung quốc Triệu Châu. Công án này còn được gọi là “Con chó của Triệu Châu” và như thế này:
Một vị sư hỏi Triệu Châu.
“Con chó có Phật tánh không?”
Triệu Châu trả lời: “Không”
Mu trong tiếng Nhật là Vô trong tiếng Trung, và Không trong tiếng Việt. Mu còn có âm như tiếng sủa của chó.
Mọi sinh linh, kể cả chó, đều có thể thành Phật một lúc nào đó, tức là đều có Phật tánh.
Nhưng Phật tánh là gì? Là “Không”. Đây không phải là “không có” mà là “Không” của Bát Nhã Tâm Kinh: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, thấy rõ năm uẩn là Không, ngài liền vượt qua mọi khổ nạn.”
Suy tư về “Vô” cũng là suy tư về “Không”, và dù là đi đường vòng, cũng sẽ đưa ta đến đích—tâm tĩnh lặng, các vấn đề tan biến, “Không” trở thành chân lý.
• Tóm lại: Suy tư về “Không” là đi đường vòng của Thiền.
Đường trực tiếp của Thiền là “Sống bằng từ tâm với mọi người, hàng ngày.”
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Stingy in Teaching
A young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been studying Zen. The young doctor asked him what Zen was.
“I cannot tell you what it is,” the friend replied, “but one thing is certain. If you understand Zen, you will not be afraid to die.”
“That’s fine,” said Kusuda. “I will try it. Where can I find a teacher?”
“Go to the master Nan-in,” the friend told him.
So Kusuda went to call on Nan-in. He carried a dagger nine and a half inches long to determine whether or not the teacher was afraid to die.
When Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend. How are you? We haven’t seen each other for a long time!”
This perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before.”
“That’s right,” answered Nan-in. “I mistook you for another physician who is receiving instruction here.”
With such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctantly he asked if he might receive Zen instruction.
Nan-in said: “Zen is not a difficult task. If you are a physician, treat you patients with kindness. That is Zen.”
Kusuda visited Nan-in three times. Each time Nan-in told him the same thing. “A physician should not waste time around here. Go home and take care of you patients.”
It was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death. So on his fourth visit he complained: “My friend told me when one learns Zen one loses the fear of death. Each time I come here all you tell me is to take care of my patients. I know that much. If that is your so-called Zen, I am not going to visit you any more.”
Nan-in smiled and patted the doctor. “I have been too strict with you. Let me give you a koan.” He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the first mind enlightening problem in the book called The Gateless Gate.
Kusuda pondered this problem of Mu (No-Thing) for two years. At length he thought he had reached certainty of mind. But his teacher commented: “You are not in yet.”
Kusuda continued in concentration for another year and a half. His mind became placid. Problems dissolved. No-Thing became the truth. He served his patients well and, without even knowing it, he was free from concern over life and death.
Then when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.
Annotation:
• Thanks to the happy greeting, the Zen master unknowingly dissipated a tough intention.
• The essence of Zen is: “Treat you patients with kindness”. That is: (1) Do your job every day (2) with compassion (3) toward others.
Because this is the essence of Zen, the master repeated it many times.
• But, due to his lack of knowledge, the student complained, and the master said: “I have been too strict with you” and brought the student to a lower class—learning a koan.
• Joshu’s Mu is also known as Joshu’s Dog and goes like this:
A monk asked Joshu: “Does a dog have Buddha Nature?”
Joshu barked back: “Mu!”
Mu means “No” or “Nothing” in Japanese and also sounds like dog barking.
All sentient beings, including dogs, may become Buddha eventually; that means, all have Buddhahood.
But what is Buddhahood? That is No-Thing. This is not nothing versus something. This is “No-Thing” of the Heart Sutra: “When the Bodhisattva Avalokitesvara was coursing in the deep Prajna Paramita, he perceived that all five skandhas are No-Thing, thus He overcame all ills and suffering.”
Meditating on “No-Thing”, though a longer way, would also bring us to the goal—the placid mind, problems dissolved, No-Thing becomes the truth.
• In summary: Meditating on No-Thing is the more circuitous way of Zen.
The direct way is: “To live with compassion toward others, everyday.”
(Trần Đình Hoành annotated)
(Source : Trần Đình Hoành)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét