Tôn Ngộ Không bái Sư tổ Bồ Đề |
Khoa học sinh mệnh cổ xưa có ghi, tinh là kết cấu hình thái của sinh mệnh, khí là động lực của sinh mệnh, thần là chủ thể của sinh mệnh. Cho nên, tính, khí, thần chính là ba trụ cột lớn để cấu thành sinh mệnh. Ba trụ cột tính, khí, thần thịnh vượng thì chúng ta mới có thể vui vẻ mà đối đãi với nhân sinh.
Dưới sự chỉ dẫn của tiều phu, cuối cùng Tôn Ngộ Không đã gặp được Sư tổ Bồ Đề[4]. Sư tổ Bồ Đề là một vị trưởng lão trong câu chuyện Phật Giáo. Việc Tôn Ngộ Không hướng đến Sư tổ Bồ Đề để xin thỉnh giáo, thực ra chính là học về sự thành công như chúng ta ngày nay. Thế nhưng, cái học về sự thành công trong lịch sử cổ đại Trung Quốc chú trọng tới “tính mệnh song tu” có nội hàm uyên thâm hơn rất nhiều so với cái học về sự thành công của ngày hôm nay, đó là một bộ môn khoa học về sinh mệnh.
Cái gọi là “tính mệnh” thực ra chính là thân tâm khỏe mạnh mà chúng ta thường nói tới. Theo kinh nghiệm của người xưa thì chỉ có “tính mệnh song tu” mới có thể đạt đến được cảnh giới nhân sinh, thân tâm khỏe mạnh, phát triển cân bằng, hạnh phúc vui hòa. Nếu không thì “tu tính bất tu mệnh, vạn kiếp âm linh nan nhập thánh; tu mệnh bất tu tính, do hữu gia tài vô chú binh”. Nghĩa là, cho dù bạn có kiến thức cao, nhưng bạn không chú trọng tới sức khỏe, cả năm chỉ bệnh tật đau yếu liên miên thì không thể làm nên việc lớn gì; ngược lại, nếu bạn có thân thể cường tráng khỏe mạnh nhưng không có tri thức thì cũng chỉ giống như một cái xác chết đi.
Tính mệnh là thể, văn võ là dụng, bởi vậy mà có cái đạo “văn võ song tu”. Giáo dục của Trung Quốc cổ xưa về cơ bản cũng phân thành hai loại lớn là văn học và võ học. Không chỉ phải học, mà quan trọng là phải học để đạt đến một cảnh giới nhất dịnh. Vì thế mà văn học, võ học còn được gọi là văn nghệ, võ nghệ. Cảnh giới này chính là cái mà Kim Dung gọi là “hóa cảnh” trong tiểu thuyết võ hiệp của ông. Cho dù bạn học văn hay là học võ nhưng chỉ cần đạt đến cảnh giới này thì sẽ biết dùng cái tâm thái điềm đạm, bình tĩnh mà nhìn đời, sẽ biết sống một cách tự nhiên và sau này cũng chết một cách tự nhiên. Xét từ góc độ khác thì bạn đã siêu vượt khỏi cái chết, đã trở thành thần tiên.
Người Trung Quốc xưa đã có một công thức thành công cho việc lập kế hoạch và quản lý cuộc sống được thể hiện trong tác phẩm Đại học[5] đó là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Từ tâm hồn của cá nhân đến sự hưng suy của tổ chức, không cái gì không phải là đối tượng của quản lý. Được xem là một tác phẩm văn nghệ về tâm lý học quản lý, Tây du ký là tác phẩm đầu tiên mượn việc truy vấn đối với sinh mệnh để đi sâu vào việc tìm tòi nghiên cứu đạo tu thân.
Thần tiên là làm người
Thế nào là Thần tiên? “Thần” (神) là “thân” () . Cần chú ý rằng, chữ () ở đây là do phần trên và dưới của chữ “điền” () viết thừa ra. Trong xã hội nông nghiệp, ruộng đất giống như đất đai, nhà cửa của chúng ta hiện nay, nó tượng trưng cho sự giàu có. Điều này hàm ý rằng, thần tiên là siêu việt lên sự giàu có, sẽ không vì theo đuổi danh lợi mà làm tổn hại đến thân tâm khỏe mạnh của bản thân mình. Thần (神) là chữ hình thanh, có chữ thị () biểu thị ý nghĩa, mang ý nghĩa là thần tiên cũng sẽ thông qua hiện thân để thuyết pháp, khiến cho người khác có thể hiểu được đạo lý trong đó. Vì vậy mà có sự giải thích khác rằng thần tiên chính là tự cứu mình để cứu người. Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc thì cả tám người Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Lã Động Tân, Thiết Quái Lý, Hà Tiên Cô, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu, đều là những người có thực trong lịch sử, sở dĩ họ có thể đắc đạo thành tiên là bởi con đường mà họ đi chính là con đường tự cứu mình để cứu người. Thần tiên là làm người, làm người thật tốt thì tự nhiên sẽ trở thành thần tiên.
Danh ngôn của Thiền sư Ô Sào
Trong chúng ta có nhiều người không phải không hiểu được những đạo lý làm người, nhưng hiểu được và làm được là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Thi nhân đời Đường Bạch Cư Dị đã từng thỉnh giáo Thiền sư Ô Sào một câu hỏi. Bạch Cư Dị đã hỏi rằng trong một ngày phải tu hành như thế nào để phù hợp với đạo của thần tiên? Thiền sư Ô Sào trả lời rằng đó là điều rất đơn giản, chỉ cần ngài kiên trì làm những việc tốt có ích cho thân tâm khỏe mạnh, không nên làm những việc xấu làm tổn hại đến người, đến mình là phù hợp với đạo thần tiên. Bạch Cư Dị phản đối và nói, những đạo lý đó đến đứa út ba tuổi cũng biết cả rồi! Thiền sư Ô Sào liền nói tuy đến đứa trẻ ba tuổi cũng biết, nhưng liệu có được mấy người đã trưởng thành làm được đâu. Bạch Cư Dị bất ngờ nhưng đã hiểu ra. Sau này sở dĩ Bạch Cư Dị có thể trở thành một nhà thơ vĩ đại một phần là nhờ văn phong của ông, phần khác chính là nhờ cả một đời tích đức hành thiện của ông.
Khả năng giác ngộ Phật Pháp của Tôn Ngộ Không
Cái đạo lý “cùng lý tận tính, dĩ chí vu mệnh” chính là cái không trong “tứ đại giai không” của Phật học, đó cũng chính là cái “không” trong tên của Tôn Ngộ Không. Nếu như ngộ ra được ý nghĩa của cái không này thì chính là đã hiểu được cái đạo lý “cùng lý tận tính, dĩ chi vu mệnh”. Sư tổ Bồ Đề đã đặt cho Mỹ hầu vương cái tên đó thì thực là rất có ý nghĩa và sâu sắc.
Còn tại sao lại để cho Tôn Ngộ Không mang họ Tôn thì có hai nguyên nhân: Một là y vốn chỉ là một con khỉ, mà hồ tôn (khỉ lông dày) lại chính là một cách gọi khác của loài khi, chữ “Tôn” () cùng âm với chữ “Tôn” (); hai là nếu đem chữ “Tôn” (孫) mà chiết tự ra thì cũng có ý nghĩa là sự quay trở lại với hình dạng nguyên sơ. Chẳng phải Thiền sư Ô Sào đã nói qua rồi hay sao? Thực ra chân lý chính là những đạo lý mà đến những đứa trẻ cũng đều biết cả.
Khi đọc hiểu những điển tích về tôn giáo, điều khiến cho người đọc đau đầu nhất chính là những thuật ngữ tôn giáo. Tác phẩm Tây du ký cũng như vậy, mở cuốn sách ra, ta bắt gặp ngay những từ vựng cùng loại như linh căn, tâm tính, đại đạo, bồ đề, kim đan, lò bát quái, nguyên thần, tâm viên, ý mã, lục tặc, bản tính... Với những người bình thường, những thuật ngữ này quá sâu xa, khó hiểu. Nếu như bạn đọc mà hiểu được thì chứng tỏ bạn có ngộ tính rồi đấy.
Xin kể một câu chuyện trong Kinh Phật rất hay về ngộ tính:
Có một hôm, mọi người đứng dưới đàn nghe Phật Tổ Như Lai thuyết pháp, Phật Tổ điềm đạm bước lên đài, trong tay ngài lại cầm một bông hoa và ngài đang thưởng ngoạn bông hoa đó. Mọi ngườì đều cảm thấy rất kỳ lạ, duy chỉ có ngài Ca Diếp[6] tôn kính là vẫn lặng lẽ nhìn, rồi bỗng nhiên ngài phá lên cười. Xem kìa, Phật Tổ nhặt hoa, Ca Diếp cười, chứng tỏ Ca Diếp đã tỉnh ngộ trước ý đồ nhặt hoa của Phật Tổ.
Sư tổ Bồ Đề dùng đàn thuyết pháp cũng như vậy; khi ngài nói thì “lời lời uyển chuyển, đất nở sen vàng”. Tôn Ngộ Không đứng ở bên cạnh lắng nghe thích thú hoa chân múa tay, mặt mày hớn hở. Tôn Ngộ Không không thể ngồi yên được nên cứ nhảy nhót múa may. Tổ sư thấy như vậy liền hỏi:
Người ngồi kia sao lại nhảy nhót linh tinh mà không nghe ta giảng Kinh?
Tôn Ngộ Không liền nói:
- Con vẫn tập trung nghe giảng đấy chứ! Nhưng khi con nghe đến những đạo lý mà sư phụ giảng thì con cảm thấy thích thú không kìm được!
Giống với câu chuyện Phật Tổ nhặt hoa, Ca Diếp cười, Sư tổ Bồ Đề cho rằng Tôn Ngộ Không rất có ngộ tính nên ngài đã đem tâm pháp “tính mệnh song tu” truyền thụ cho Tôn Ngộ Không, ngài liền bước xuống đài dùng thước gõ lên đầu Tôn Ngộ Không ba cái. Tôn Ngô Không lập tức hiểu ngay ám thị của tổ sư, canh ba nữa đêm y liền đến phòng ngủ của tổ sư và quỳ trước giường thiền để đợi chỉ giáo.
Bí quyết của Sư tổ Bồ Đề
Sư tổ Bồ Đề nói:
Tôn Ngộ Không, con và ta đã có duyên, bây giờ ta sẽ đem bí quyết tu thân dưỡng tính để truyền thụ cho con. Con hãy chăm chú lắng nghe cho rõ chân diệu quyết Hiền mật viên thông. Những bí quyết tích tu sinh mệnh mà Sư tổ Bồ Đề nói đều là tính, khí, thần. Hãy giữ gìn cẩn thận chớ để tiết lộ. Chớ để tiết lộ cái bản thể cất giữ trong đó, ta truyền ngươi nhận hãy tự ca. Khẩu quyết nhớ kỹ nhiều ích lợi, xua đuổi tà dục được thanh tao. Được thanh tao, ánh sáng chan hòa, hướng tới đài son thưởng trăng sáng. Trăng ẩn ngọc thố trời ẩn quạ, từ lúc có sấm chớp chằng chịt. Có sấm chớp chằng chịt, tính mệnh vững vàng, lại có thể trồng sen vàng trong lửa. Gom lại ngũ hành dùng ngược xuôi, công hoàn tùy tác Phật và tiên.
Đại ý của đoạn khẩu quyết trên là muốn nói: Phương pháp để siêu vượt lên khỏi cái chết chỉ là một bí quyết, bí quyết đó chính là tự mình hãy giữ gìn lấy cái tính, khí, thần thịnh vượng. Mọi người thường nói “tụ tinh hội thần” cũng chính là nói về ý đó. Vì vậy mà có thể nói rằng, bí quyết để làm thần tiên cũng bình thường giống như việc hô hấp thường ngày của chúng ta.
Thế nào gọi là tính, khí, thần? Trong khoa học sinh mệnh của người xưa, tinh là kết cấu hình thái của sinh mệnh, khí là động lực của sinh mệnh, thần là chủ thể của sinh mệnh, vậy cho nên tính, khí, thần chính là ba trụ cột lớn để cấu thành nên sinh mệnh. Quá trình con người ta từ khi sinh ra đến lúc qua đời trên thực tế chỉ là quá trình “tính, khí, thần” dần dần hao tổn cho đến lúc mất hết mà thôi. Tinh, khí đó là mệnh. Thần đó là tính vậy. Có tinh, khí mà không có thần thì sống chẳng bằng chết, thậm chí sẽ vì không thấy được giá trị của nhân sinh mà tự sát. Có thần mà không có tính, khí thì sẽ như người bệnh mù quáng, cả một đời than thở. Tính có tính, khí, thần thịnh vượng thì mới có thể vui vẻ mà đối đãi với nhân sinh.
Để giữ gìn được tính, khí, thần thịnh vượng thì cần phải trừ bỏ tà dục. Cái gọi là tà dục chính là những tạp niệm không nên có, chính là tam tam nhị ý mà mọi người thường nói, chính là chưa thể tạo dựng được niềm tin thuần chân như một. Thế nhưng, nếu gạt bỏ được tà dục thì bạn có thể quay về với trạng thái thơ ấu đáng yêu, bạn sẽ không còn sợ hãi bất kỳ khó khăn nào mà bạn gặp phải. Tại sao lại như vậy? Đáp án nằm trong mười quy luật thành công dưới đây:
1. Quy luật tự do: Cái gọi là trạng thái thơ ấu chính là trạng thái tự do của sinh mệnh, con người trong trạng thái này sẽ không bị chế ước bởi điều kiện khách quan. Loại trạng thái này thường được gọi là trạng thái “phản phác quy chân”.
2. Quy luật chuyên tâm: Khi bạn chuyên chú vào một mục tiêu nhất định, thông tin và tài nguyên liên quan đến mục tiêu này sẽ được bạn tập trung lại, hình thành nên một loại hợp lực.
3. Quy luật nhân quả: Tất cả những gì mà bạn làm hiện tại đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai.
4. Quy luật kiên trì: Bất cứ sự lựa chọn nào cũng đều có đáp án, chỉ cần chúng ta kiên trì tìm kiếm, học hỏi thì cuối cùng những điều đó sẽ xuất hiện.
5. Quy luật tình cảm: Con người sẽ chịu ảnh hưởng của tình cảm, bạn nên lựa chọn những cảm xúc lạc quan.
6. Quy luật niềm tin: Khi bạn luôn kiên trì giữ vững lòng tin với mục tiêu thì cuối cùng nó sẽ trở thành sự thực.
7. Quy luật tích lũy: ưu thế là điều được hình thành thông qua sự tích lũy từng chút, từng chút một. Vì vậy mà bạn không nên có tham vọng viễn vông, phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, từng bước, từng bước thực hiện, chắc chắn vươn lên, để rồi cuối cùng bạn sẽ đứng trên đỉnh cao của sự thành công.
8. Quy luật kinh nghiệm: Chỉ cần bạn tập trung vào sự nghiệp của bạn thì bạn có thể tinh thông về lĩnh vực hiện tại của bạn, từ đó mà khiến cho mình trở thành nhân vật xuất sắc.
9. Quy luật thói quen: Với bất kỳ một ý tưởng nào, chỉ cần bạn kiên trì, quyết tâm theo đuổi thì nó sẽ trở thành niềm tin; với bất kỳ một hành vi nào, chỉ cần bạn quyết tâm thực hiện thì nó sẽ trở thành thói quen.
10. Quy luật thay thế: Hành vi xấu nếu đã hình thành nên thói quen thì rất khó mà gột rửa cho sạch được, biện pháp duy nhất chính là giống như một đứa trẻ hãy bồi dưỡng cho nó một thói quen mới để thay thế thói quen xấu đó.
Một sức mạnh thần kỳ
Tôn Ngộ Không hiểu rõ ràng, một người có thể đột phá khỏi sự chế ước của điều kiện khách quan, siêu vượt khỏi bất kỳ khó khăn nào nếu biết tu luyện tính, khí, thần để nắm vững vận mệnh của mình.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhà tâm lý học Do Thái Vicior Frankl lại một lần nữa phát hiện ra loại sức mạnh này, vì thế nó đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia tâm lý học. Khi đó, Frankl bị nhốt vào nhà lao của Đảng Quốc xã, ông gặp phải một tình cảnh hết sức bi thảm. Cha mẹ, vợ con, anh em đều bị chết trong tay Đảng Quốc xã, chỉ còn lại một người em gái. Bản thân ông thì nhiều lần phải chịu đựng những cuộc tra khảo rất tàn khốc, tình hình hết sức nguy kịch.
Một hôm, khi trần truồng một mình ở trong nhà lao, bỗng nhiên Frankl đốn ngộ ra rằng có một sự cảm nhận hoàn toàn mới trong tâm hồn. Loại cảm nhận đó sau này đã được mọi người gọi là “sự tự do cuối cùng của con người” (The last of the human treedoms). Frankl hiểu rõ ràng, sự tự do đó là điều mà Đảng Quốc xã vĩnh viễn không thể tước đoạt được của ông. Trong hoàn cảnh khách quan, ông hoàn toàn bị người khác chế ước, nhưng ông có thể tự do quyết định phải làm như thế nào để đưa ra được những phản ứng với sự kích thích của bên ngoài. Nói cách khác, ý thức tự ngã là cái cơ thể độc lập, có thể tự do siêu thoát khỏi bên ngoài nhục thể.
Đối mặt với sự đầy đoạ của Đảng Quốc xã, Frankl phát hiện ra rằng mình có thể lựa chọn sự im lặng, sự giả dối, hoặc có thể an ủi chính mình: “Một trận đòn hiểm thì có đáng gì!” Mỗi ngày qua đi, Frankl đều cảm thấy vui vẻ thanh thản, nhìn da thịt mới mọc lên từ da thịt thối rữa do bị đánh đập, ông cũng cảm thấy vui vẻ. Thậm chí ông còn nghĩ rằng, nếu có một ngày ta được thả ra ta sẽ đứng trên bục giảng, ta sẽ đem những phát hiện và thành quả nghiên cứu của mình mà truyền thụ cho các bạn trẻ. Đương nhiên, ông hoàn toàn không biết rằng, cách đây 3000 năm trước ở Trung Quốc có một người vì ở tù mà đã phát hiện ra hiện tượng sinh mệnh này, đó chính là Chu Văn Vương - người ở tù đã diễn dịch ra Bát quái, sáng nghiệp nên cơ nghiệp nhà Chu kéo dài tới 800 năm.
Frankl không ngừng tôi luyện ý chí của mình, cứ như thế cho đến khi sự tự do của tâm hồn và năng lực tự tại vững mạnh để có thể vượt qua khỏi sự giam cầm của Đảng Quốc xã. Ông trở nên điềm tĩnh hơn, trên gương mặt ông luôn có những nụ cười tươi mới và điềm tĩnh. Ông giúp đỡ các bạn tù tìm được ý nghĩa nhân sinh trong khổ nạn. Thậm chí ông còn đạt được sự tôn kính và yêu quý của lính coi ngục.
Frankl là một trong số rất ít phạm nhân thoát chết từ trại tập trung của Đức Quốc xã, sau này ông đã trở thành một bậc đại sư về tâm lý học. Xét từ góc độ tinh thần thì ông chính là một vị thần tiên mà người Trung Quốc xưa thường nói đến.
Người tự chủ và Người lệ thuộc
Ấy thế nhưng, không phải tất cả mọi người đều có thể vượt qua khó khăn giống như Chu Văn Vương và Frankl. Tại sao lại như vậy? Bởi vì có nhiều người đã quen với việc kiên trì theo luận điềm dưới đây:
1. Cho rằng cá tính của bạn là do cha mẹ bạn tạo nên. Tính khí của bạn không tốt đó là do gen di truyền của cha mẹ bạn. Sinh ra đã như vậy rồi thì cũng đành phải như vậy thôi.
2. Cường điệu sự ảnh hưởng của môi trường. Thành tích học tập của bạn không tốt là bởi hoàn cảnh gia đình không tốt. Sự nghiệp của bạn không phát triển là bởi vì không có ai ủng hộ bạn. Bạn luôn buồn rầu là vì bạn không tìm được một người bạn lý tưởng. Sở dĩ bạn thất tình là vì người khác chọc tức bạn.
3. Cho rằng đã thành sự thực và thói quen thì không thể nào thay đổi được. Bạn nhút nhát sợ công việc là vì khi còn nhỏ thầy cô giáo đã làm tổn thương lòng tin của bạn. Bạn thích lề mề là vì bạn không thể thay đổi thói quen xấu. Người khác giỏi hơn bạn ở một vài phương diện nào đó cho nên bạn không có cách nào để so sánh với họ.
Do đó, mọi người có thể căn cứ vào các luận đỉểm để phân thành hai loại: Một loại chịu đựng sự chế ước của người khác; một loại khác thì tự quyết định lấy mình. Người chịu sự chế ước của người khác thì sẽ bị môi trường chi phối, khi thời tiết tươi ấm, sáng sủa thì họ vui vẻ, sốt sắng; còn những ngày u ám, buồn bã thì họ thờ ơ, vô tình. Nếu bạn có khả năng tự quyết định thì bạn sẽ tự chủ, có không gian riêng, sẽ rất khó bị bên ngoài ảnh hưởng, quấy nhiễu.
Người chịu sự chế ước của người khác thì cũng sẽ chịu sự thất thường của “thời tiết xã hội”. Khi được người khác khen ngợi hay tôn trọng thì tâm trạng của họ vui vẻ. Khi chịu đựng sự lạnh nhạt thờ ơ hoặc bị chỉ trích thì họ tức giận hoặc cảm thấy uất ức. Như vậy, tâm trạng của bạn bị thái độ của người khác tác động sẽ khiến bạn giống như một con thuyền mất lái, cứ lênh đênh trôi dạt theo sóng gió.
Quả thực, tính cách của mỗi người đều chịu sự di truyền bởi gen của cha mẹ và chịu ảnh hưởng bởi những trải nghiệm cuộc sống. Thế nhưng, nếu bạn có thể ý thức được trách nhiệm của mình thì bạn nên biết rằng có những nhược điểm cần phải được khắc phục, bởi vì, một kẻ hèn nhát chịu sự chế ước của người khác thì vĩnh viễn không thể tạo dựng được một nhân sinh thành công.
Tuy chúng ta không chịu sự ràng buộc như Chu Văn Vương hay không trải qua những khó khăn gian khổ trong trại tập trung như Frankl, nhưng hàng loạt những khó khăn và thử thách trong cuộc sống cũng đủ để cho chúng ta cần phải bồi dưỡng tinh thần tự quyết để chống chọi với áp lực nhân sinh. Bất luận là sự hoạnh họe của đồng sự hay là yêu cầu vô lý của khách hàng, hay là sự hiểu lầm của người thân thì bạn đều phải dùng tinh thần đó để giải quyết. Người khác đối xử với bạn như thế nào không quan trọng mà quan trọng là cách mà bạn đối xử với họ như thế nào. Quan trọng hơn hết là sau mỗi trải nghiệm, chúng ta nỗ lực hơn để đạt được sự tiến bộ của nhân sinh.
Tự quyết và chịu sự chế ước của người khác
Hai loại thái độ nhân sinh “tự quyết” và “chịu sự chế ước của người khác” là hai loại thái độ hoàn toàn trái ngược nhau, nếu thêm vào đó khoảng cách và tác dụng của tài trí thông minh thì giữa hai thái độ đó luôn có sự cách biệt như trời với đất. Nếu “tự quyết” có thể bị thiên hạ coi là “anh hùng” hoặc “cuồng phu” thì “chịu sự chế ước của người khác” mãi mãi chỉ là một sự bình thường, đồng nhất.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng, khoảng cách giữa hai điều đó thực ra chỉ là sự khác nhau về phương thức tư duy hay không? Ví dụ như:
1. Chịu sự chế ước của người khác: Tôi không thể làm được nữa.
Tự quyết: Để tôi thử lại xem có cách nào khác không.
2. Chịu sự chế ước của người khác: Tôi chính là một người như vậy.
Tự quyết: Tôi có thể thay đổi bản thân để làm được những công việc mới.
3. Chịu sự chế ước của người khác: Họ khiến tôi không nén được cơn giận.
Tự quyết: Tôi nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình.
4. Chịu sự chế ước của người khác: Họ sẽ không tiếp nhận.
Tự quyết: Tôi có thể tìm được một cách biểu đạt hiệu quả.
5. Chịu sự chế ước của người khác: Tôi không thể làm như vậy!
Tự quyết: Tôi phải làm sao đây?
6. Chịu sự chế ước của người khác: Có điều kiện như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.
Tự quyết: Tôi sẽ làm như vậy bởi vì có điều kiện như vậy.
Thông qua phương thức tư duy tích cực này thì bạn có thể giống với Tôn Ngộ Không, không ngừng đạt được “tính, khí, thần” trong bí quyết của Sư tổ Bồ Đề, cẩn thận giữ gìn “tính, khí, thần không để tiết lộ”. Mà khi đã tập trung được tinh thần thì cũng là đã có được sức mạnh tự quyết của bản thân mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét