Ads 468x60px

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phần 03 - Vạn sự khởi đầu nan

Chức vụ đầu tiên : Bật Mã Ôn
Giống như nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, lần đầu tiên bước vào chốn công sở, vấn đề đầu tiên mà Tôn Ngộ Không gặp phải đó là làm sao để cá nhân thích ứng được với văn hóa của tập thể. Cá nhân theo đuổi sự bình đẳng tự do, mà một tập thể có môi trường và quy tắc văn hóa từ trước. Tôn Ngộ Không buông thả tự do thì đương nhiên xung đột giữa y với thiên đình là điều khó tránh khỏi. 


Ba yếu tố của sự thành công

Bảo rằng thầy của Tôn Ngộ Không chính là Sư tổ Bồ Đề thì chúng ta đã biết được yếu tố quyết định của sự thành công, vấn đề là cần phải bồi đắp sức lực, nuôi dưỡng tinh thần. Tinh thần được nuôi dưỡng thì sức lực sung mãn. Sức lực sung mãn thì khí thể hùng mạnh. Khí thế hùng mạnh thì công việc ắt thành. 

Sư tồ Bồ Đề nói: 

- Con đã hiểu được cái vi diệu của tụ linh hội thần. Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, giỏi, giỏi lắm! Nhưng con có biết không, phàm là việc gì mà chỉ dựa vào khí thế thì chẳng qua chỉ là phong cách của kẻ lỗ mãng mà thôi, bởi vì, có những vấn đề mà chỉ dựa vào khí thế thôi thì sẽ không giải quyết được. Khí thế mạnh mẽ qua đi thì tất nhiên khí thế sẽ nhanh chóng bại hoại, kết quả là bỏ nhiều công sức mà không được gì. 

Tôn Ngộ Không liền hỏi: 

- Thưa sư phụ, vậy con nên làm sao đây? 

Sư tổ Bồ Đề liền nói với Tôn Ngộ Không rằng: 

- Phàm là người thành công thì ba yếu tố quan trọng là mục tiêu, phương pháp và hành động là điều không thể thiếu. 

Tôn Ngộ Không giật mình hỏi: 

Hóa ra bên trong sự thành công còn có nhiều điều vi diệu như vậy ư? Xin hỏi sư phụ rằng, trong ba yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng hơn cả? 

Sư tổ Bồ Đề mỉm cười và nói: 

- Cả ba yếu tố đó đều quan trọng như nhau. Trước mục tiêu thì phương pháp quan trọng hơn so với mục tiêu. Trước phương pháp thì hành động quan trọng hơn so với phương pháp. Trước hành động thì mục tiêu quan trọng hơn so với hành động. 

Nào ngờ Tôn Ngộ Không quả là thần kỳ siêu việt. Sư tổ Bồ Đề chỉ dạy một vài điều mà y đủ thấu hiểu và đã lập tức tự mình tu luyện, cũng từ đó mà công lực tiến bộ vượt bậc. Những công lực đó bao gồm: 

1. Công lực ứng biến: 72 chiêu biến hóa. 

2. Công lực hành động: Một cú lộn nhào xa tới mười vạn tám nghìn dặm. 

Tôn Ngộ Không có 72 chiêu biến hóa như vậy mà Tây du ký không kể ra từng chiêu một. Số 72 đó là số lượng ước chừng để hình dung về phương pháp giải quyết và sự biến hóa linh hoạt đối với những khó khăn. Mọi người ngưỡng mộ 72 chiêu biến hóa của Tôn Ngộ Không nhưng rất ít có người nào lại chịu khó tìm hiểu về nguồn gốc của 72 chiêu biến hóa đó.

Trong việc phát triển nguồn nhân lực. Người tư vẫn thường sử dụng một bài thử nghiệm như thế này: “Giả thiết thành công là do ý nguyện và phương pháp tạo nên, bạn cho rằng trong hai điều đó cái nào chiếm đa số?” Có tới mười mấy đáp án. Điều đó có nghĩa là, trong hiện thực của công việc, những học viên coi trọng phương pháp thì khá tiêu cực, họ thường chùn bước vì phương pháp kém hiệu quả. Ngược lại, những học viên coi trọng ý nguyện thì có ý chí chiến đấu kiên cường, vì thế mà họ cũng thường đột phá thần kỳ. 

Cổ nhân đã nói: “Sĩ nhân có ý chí kiên cường, bất khuất thì mới có được cái vi diệu vạn biến bất cùng.” Nghĩa là, chỉ cần bạn có tấm lòng và nhiệt huyết với sự nghiệp, chỉ cần bạn chuyên tâm vào mục tiêu của bạn, thì bạn cũng có thể giống như Tôn Ngộ Không luyện tập được kỹ xảo như ý, tạo ra các phương pháp cao diệu tuyệt luân để giải quyết hàng loạt những khó khăn mà bạn gặp phải, trở thành một điển hình tốt trong công việc. 

Biết điều và biết làm việc 

Điều khiến cho mọi người không ngờ đến là một Tôn Ngộ Không thông minh, lanh lợi như vậy mà vẫn bị Sư tổ Bồ Đề khai trừ khỏi sổ học. 

Hôm đó, mọi người đang ngồi cùng nhau trò chuyện, chợt có người nói với Tôn Ngộ Không rằng: 

Này Ngộ Không, ngươi với thầy có duyên cơ như vậy? Mấy hôm trước, thầy dạy cho người 72 chiêu biến hóa, người đều học được cả rồi chứ? 

Tôn Ngộ Không dương dương tự đắc cười nói:

- Chẳng giấu gì các sư huynh, sư đệ, sư tỉ, sư muội, một là do sư phụ truyền thụ cho, hai là do ta đây khắc khổ luyện tập, cho nên mấy chiêu công phu đó ta đều học được cả rồi. 

Mọi người liền hỏi: 

- Vậy người hãy biểu diễn để chúng ta xem thử được không? 

Tôn Ngộ Không có ý khoe khoang, liền trả lời một cách hứng thú: 

- Vậy thì các sư huynh, sư đệ, sư tỉ, sư muội hãy giương mắt lên mà xem, mà các vị muốn ta biến hóa thành cái gì? 

Mọi người trả lời: 

- Vậy người hãy biến thành cái cây xem. 

Tôn Ngộ Không thấy phấn chấn tinh thần, y liền chuyển mình một cái thì lập tức biến thành cái cây. 

Mọi người thấy vậy thì vỗ tay hoan hô, rồi nói:

- Giỏi lắm, giỏi lắm! Tiếng reo hò ồn ào làm kinh động cả sự yên tĩnh trong phòng Sư tổ Bồ Đề. 

Mọi người trả lời: 

- Vậy ngươi hãy biến thành cái cây xem. 

Sư tổ Bồ Đề liền chống gậy đi ra xem, thấy thế ngài liền nói với Tôn Ngộ Không rằng: 

- Ngộ Không! Ngươi cũng thật là nông cạn! Cái gọi là kỹ nghệ, là phương pháp để giải quyết khó khăn, sao người lại đi khoe khoang trước mặt mọi người như vậy chứ? Khoe khoang thì tất nhiên sẽ gây ra điều thị phi, mà rồi như thế sẽ gây nên họa đấy.

Tôn Ngộ Không liền quỳ xuống cúi đầu nhận lỗi: 

Thưa sư phụ, con đã biết lỗi rồi ạ! 

Sư tổ Bồ Đề ngửa mặt lên mà than thở:

Ta cũng không trách tội người đâu, chỉ có điều, người hãy kết thúc tại đây, hãy về nhà đi! 

Tôn Ngộ Không bị đuổi ra khỏi cửa. Trước khi đi, tổ sư còn dặn dò thêm: 

- Ngươi đi như vậy, tất nhiên sẽ dẫn đến tai họa. Vậy cho nên, người đi đến đâu mà gây rối thì chớ có nói là đồ đệ của ta để tránh liên lụy đến ta!

Và quả nhiên lời của Sư tổ Bồ Đề đã được chứng minh qua bao nhiêu phong ba sóng gió sau này. 

Năm ngoái, tôi với một anh bạn là nhà văn cùng nói chuyện về nỗi oan của Tôn Ngộ Không, người bạn tôi thậm chí còn kêu oan cho Tôn Ngộ Không. Anh ấy bảo rằng: “Con người ta ấy mà, tránh sao cho khỏi có chút tâm hư vinh chứ, Tôn Ngộ Không thể hiện một chút như vậy mà Sư tổ Bồ Đề cũng thật là, sao lại nỡ đuổi y đi chứ. Hơn nữa, Sư tổ Bồ Đề đã liệu trước rằng Tôn Ngộ Không sẽ gây rối sinh chuyện như thế tại sao ngài không để cho y được tiếp tục tự tập, mà lại đẩy trách nhiệm cho xã hội chứ?” 

Tôi cười rồi nói: “Anh có cậu con trai năm nay lên chín tuổi rồi phải không? Cháu nó bây giờ thế nào rồi?” 

Anh bạn tôi lắc đầu chán nản nói: “Thì nó cũng như Tôn Ngộ Không vậy, thông minh thì thông minh thật, nhưng nó ngang bướng nghịch ngợm quá, thật là khó dạy lắm.”

Tôi liền hỏi anh ấy: “Chẳng lẽ anh chuẩn bị đóng cửa ở nhà, đợi đến lúc dạy con cho tốt rồi mới để cho nó ra ngoài hay sao?” 

Anh bạn giật mình nói: “Như thế sao được chứ? Nó cần phải tiếp xúc với xã hội rồi mới có thể học được cách thích ứng với xã hội, và sau đó mới có thể tác động tích cực đến xã hội được”. 

Tôi liền noi: “Anh nói không sai. Tôn Ngộ Không cũng là kẻ như vậy đấy.” 

Thời Nam Tống, Tống Hiếu Tông thường than phiền về việc bề tôi của ông thiếu khả năng giải quyết công việc. Quan Tả văn điện tu soạn Trương Nam Hiên nói với Tống Hiếu Tông rằng: 

Bệ hạ nên tìm những bề tôi biết việc chứ không phải là những bề tôi giỏi việc. 

Thế nào là biết việc? Đó chính là người hiểu được đạo lý đối nhân xử thế. Một kẻ ngông cuồng đóng cửa ở trong tháp ngà thì cho dù có kiến thức uyên bác cũng không thể giải quyết được công việc. 

Sư tổ Bồ Đề hẳn đã hiểu rõ tình hình của Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không tuy thiên tư thông minh nhưng sẽ liều lĩnh nếu không biết việc. Ấy thế nhưng, muốn học được cách biết việc lại không phải là điều đơn giản, không trải qua những gian nan, thử thách thì không thể biết được mùi vị gian khổ. 

Có bản lĩnh thì có thể đại náo thiên cung được hay sao ? 

Sau khi bị đuổi ra ngoài không lâu, Tôn Ngộ Không đã trở thành một nhân vật nổi tiếng. Từ thần tiên trên trời, quỷ thần dưới đất cho đến cả loài tinh linh dưới đáy biển hầu như không kẻ nào là không biết đến đại danh của Tôn Ngộ Không. Tại sao vậy? Bởi vì y đã ngang nhiên đại náo thiên cung, mười vạn thiên binh thiên tướng cũng không làm gì được y. 

Có nhiều người cảm thấy Tôn Ngộ Không công phu võ nghệ cao cường, chỉ một lần nhấc gậy kim cô thì đã lên trời xuống biển, đánh cho thiên binh thiên tướng tơi bời, đánh cho Ngọc Hoàng phải sợ chết khiếp. Thật là thỏa nguyện! Thật là vui sướng! Thậm chí có nhiều nhân vật quan trọng trong giới chính trị, giới học thuật, giới văn nghệ cũng hoan hô, cổ vũ cho Tôn Ngộ Không, họ nhiệt liệt tán dương tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không. Họ không thích Phật Như Lai, bởi vì ngài đã trấn áp Tôn Ngộ Không. Họ cho rằng, Tôn Ngộ Không là một anh hùng oai hùng khí thế, con người theo đuổi thế giới nhân sinh không bị gò bó ép buộc, hoàn toàn tự do dân chủ, mà Tây du ký lại chính là một tác phẩm lên án văn hóa xã hội áp bức tự do cá tính. 

Nhưng sự lý giải của mỗi người đối với sự việc lại khác nhau, cùng có thể có những người không hiểu Tây du ký. Mà đã không hiểu thì khó tránh khỏi có những điều hiểu nhầm. Tôi chỉ muốn nói rằng, mỗi người đều có quyền theo đuổi sự tự do, nhưng không nhất định phải đại náo thiên cung. Bởi vì, mỗi một thời đại trong lịch sử nhân loại, bất luận là có văn minh tiến bộ hay không thì đều có người tìm được niềm vui ở chốn ruộng đồng, hay ở chốn rừng sâu núi cao, thậm chí có người còn tìm được niềm vui trong chốn lao tù. Tất cả họ đều thuộc về những người có tâm hồn tự do, họ hiểu được việc phải làm sao để vui vẻ mà sống trong xã hội hiện thực. 

Sự khác nhau giữa thần tiên và yêu quái 

Không còn nghi ngờ gì nữa, Tôn Ngộ Không bây giờ đã có được năng lực vượt trội vô địch. Y lại lấy đi chiếc gậy sắt quý giá được Đông Hải Long Vương cất giữ cẩn thận, và đổi tên cây gậy đó thành cây gậy “Như Ý”. Binh khí này y muốn cho nó to thì được to, muốn cho nó nhỏ thì được nhỏ, thường ngày y hay cất ở trong tai, tùy thời tùy lúc có thể lấy ra sử dụng, trăm quân ngàn tướng không ai có thể địch nổi được cây gậy đó. Không lâu sau, y lại xuống âm tào địa phủ xóa đi tên của mình và nhiều loại khỉ khác trong sổ tử. 

Mặc dù thần kỳ như vậy nhưng Tôn Ngộ Không không phải là thần tiên mà chỉ là một yêu quái. 

Thần tiên và yêu quái có khác nhau nhiều không? Tương truyền rằng đó chẳng qua chỉ là sự khác biệt về ý niệm. Thế nhưng, sai một ly đi một dặm. Bởi vì thần tiên và yêu quái đều có năng lực siêu nhiên, vì vậy với năng lực đó, nếu làm nhiều việc thiện có thể dẫn đến tác dụng kiến thiết tốt bao nhiêu, thì làm việc xấu sẽ sinh ra tác dụng phá hoại lớn bấy nhiêu. Tuy Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải là một tên vô lại, chẳng qua y buông thả ngang tàng, nhưng dẫu sao y vẫn là một tên yêu quái. 

Người đầu tiên thỉnh cầu Ngọc Hoàng phải binh thu phục con khỉ yêu quái là Đông Hải Long Vương và Diêm Vương ở cõi u minh. Long Vương đã nói với Ngọc Hoàng rằng Tôn Ngộ Không đã nhiều lần ra oai phô trương thanh thế, cậy binh khí mạnh. Diêm Vương thì nói rằng y đại náo Âm tào địa phủ, phá rối luân hồi sinh tử. Ngọc Hoàng cũng không hiểu tình hình của Tôn Ngộ Không cho lắm cho nên ngài liền hỏi các vị thần tướng trong thần tiên.

Thái Bạch Kim Tinh khởi tâu rằng: 

- Bẩm Ngọc Hoàng, Tôn Ngộ Không chỉ là một con yêu hầu, chỉ cần để y đi theo con đường chính đạo thì cũng có thể tu luyện thành thần tiên được. Hơn nữa y cũng có năng lực siêu nhiên có thể hàng long phục hổ, hàng phục y chẳng bằng hãy gọi y lên thiên đình rồi trao cho y một chức gì đó để y phải chịu quản thúc, đồng thời cũng có thể để cho y cống hiến được ít nhiều. Nếu như y thực không chịu được sự quản thúc thì cũng có thể bắt y lại. Làm như thế, một là tránh được việc điều động binh lực, mặt khác cũng có thể tạo cho y một cơ hội để trở thành thần tiên. 

Ngọc Hoàng thấy kiến nghị của Thái Bạch Kim Tinh rất hay, ngài liền cho ban chiếu ngay, lệnh cho Thái Bạch Kim Tinh xuống hạ giới chiêu an Tôn Ngộ Không. 

Thái Bạch Kim Tinh phụng chiếu xuống Hoa Quả Sơn, Mỹ hầu vương thấy rất vui vẻ, y nói: 

Hai hôm nay ta đang muốn lên thiên đình, thiên đình lại phái sứ giả xuống mời ta lên. 

Rồi Mỹ hầu vương liền cùng với Thái Bạch Kim Tinh bay ra khởi động Thủy Liêm và cùng nhau cưỡi mây bay thẳng lên trời. 

Cuộc đọ sức giữa Diêm Vương và Tôn Ngộ Không 

Trước khi Tôn Ngộ Không lên thiên đình, điều khiến cho y đắc ý nhất là y đã thoát khỏi sự uy hiếp của cái chết. Ban đầu y sợ chết đến nổi ưu sầu bị lụy, thế mà giờ đây y đánh bao nhiêu người, đến cả Diêm Vương còn phải sợ y.

Diêm Vương, còn gọi là Diêm La Vương (dịch âm tiếng Phạn là Yama-raja). Tương truyền rằng, quốc vương nước Sa ở Ấn Độ cổ xưa, bị bại trận đến nỗi để mất nước. Lúc nguy kịch, ông phát nguyện rằng sau khi chết đi ông sẽ làm ngục vương, ông muốn đem bỏ ngục những kẻ địch làm nhiều điều ác. Do đó, vua nước Sa ở dương gian đã biến thành Diêm La Vương ở âm phủ, 18 vị đại thần trung thành của ông đã biến thành 18 vị cai quản 18 tầng địa ngục, còn những binh sĩ của ông cũng đều biến thành những âm binh quỷ tốt. 

Đối với Diêm Vương, mọi người vừa sợ vừa ghét, họ xem ông là phần tử đáng sợ với bộ mặt nanh vuốt và thủ đoạn tàn nhẫn. Xong kỳ thực ra, mặt mũi Diêm Vương tuy nanh vuốt nhưng nội tâm ông lại lương thiện, chân chính, ông giống với Bao Công mà mọi người yêu quý. Hình phạt trong địa ngục tuy tàn khốc nhưng lại có hiệu quả phạt ác khuyến thiện, hình phạt đó giống với thủ đoạn pháp chế nghiêm khắc hiện nay mà chúng ta dùng để trừng phạt những kẻ phạm tội. 

Tương truyền rằng, sau khi mọi người chết đi thì sẽ được dẫn xuống âm phủ để Diêm Vương tiến hành thẩm tra. Điều thú vị là, nội dung thẩm tra của mỗi người về cơ bản là giống nhau, bởi vì bất kỳ chúng sinh nào xuống địa ngục thì phần lớn là không phục; họ tự nhận mình khi còn sống không làm việc ác. Hoặc là tuy việc ác đã rành rành ra đó nhưng họ lại tìm hàng loạt lý do để biện hộ cho mình. Rất ít người biết được rằng, chỉ cần trong lòng sám hối thì vận mệnh sẽ lập tức có sự thay đổi. 

Mỗi người đều không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình. Những lúc như thế thì Diêm Vương sẽ quát lên rằng: “Từ lâu ta đã phái ba vị sứ giả “Lão, Bệnh, Tử” hóa thân xuống nhân gian để mọi người phải thể nghiệm được sự đau đớn của bệnh tật và cái chết, nhờ đó mà mọi người phán tỉnh lại giá trị của nhân sinh, để từ đó mà có thể làm thiện trừ ác, tích công tích đức, tinh tiến tu hành, thế mà nhà người còn không chịu hối cải để cuối cùng người sẽ bị đày xuống địa ngục!” 

Thế nhưng, việc Diêm Vương gặp Tôn Ngộ Không lại là một ngoại lệ. Sách Bạch Hổ thông có viết: “Chết chẳng qua là tinh khí đã cạn kiệt”. Còn như bây giờ, Tôn Ngộ Không có “tính, khí, thần” rất sung mãn, nên Diêm Vương cũng không có biện pháp nào để bắt được y. 

Công việc đầu tiên của Tôn Ngộ Không 

Ở dưới Long cung thủy vực và Âm tào địa phủ mà Tôn Ngộ Khống tự do đi lại, Long Vương và Diêm Vương cũng đành phải tức giận mà không dám nói. Do đó y càng đâm ra ngang tàng, lần này lên thiên đình y vẫn ngang tàng như thế. Một mình y ngồi trên cân đẩu vân bay đến ngoài cửa trời nam, đội quân Thiên vương giữ cửa đã chặn y lại. Tôn Ngộ Không không thèm để ý đến quy tắc của thiên đình, đã lớn tiếng quát: 

- Cái lão già Thái Bạch Kim Tinh này đúng là đồ gian dối, đã mời Lão Tôn này lên đây, có sao lại ngăn không cho ta vào thế ! 

Đang lúc ồn ào thì Thái Bạch Kim Tinh từ phía sau bay lại, ông liền giải thích cho Tôn Ngộ Không hiểu là do mặt mũi của y khó coi nên quan quân không muốn để cho y vào. Tôn Ngộ Không chẳng nể nang gì liền nói:

- Nếu đã như vậy thì hãy để cho ta đi cho rồi. 

Thái Bạch Kim Tinh chẳng biết phải làm sao, ông đành phải vừa khuyên dỗ vừa giải quyết thủ tục vào cửa với quan quân thiên đình để cho Tôn Ngộ Không được vào thiên đình. 

Lần đầu tiên Tôn Ngộ Không thấy Ngọc Hoàng cũng giống như nhiều người mới lần đầu tiên đi làm mà gặp lãnh đạo. Thái độ của lãnh đạo thường thể hiện uy nghiêm trong sự ân cần, vừa khiến cho cấp dưới cảm thấy run sợ mà lại khiến cho họ cảm thấy ấm áp. Sợ hãi cộng với thân mật sẽ sinh ra tôn kính và yêu quý. Mà trên thực tế, cấp dưới thấy Tổng giám đốc, ngoài việc kính sợ ra thì còn có một thái độ xem thường, Tôn Ngộ Không cũng không nằm ngoài số đó. 

Thái Bạch Kim Tinh liền bước lên trước tâu rằng: 

- Bẩm Ngọc Hoàng, thần lãnh thánh chỉ đã triệu yêu tiên về. 

Ngọc để buông rèm xuống hỏi: 

- Là yêu tiên nào thế ? 

Ngộ Không nhảy ra nhưng y cũng không triều lễ, y còn ngang nhiên lớn tiếng nói: 

- Là Lão Tôn ta đây! 

Những vị tiên quan đều đại kinh thất sắc, họ quở trách rằng: 

- Con khỉ hoang kia! Tại sao người lại vô lễ như vậy! 

Ngọc Hoàng truyền chỉ rằng: Tôn Ngộ Không kia vẫn là yêu tiên ở hạ giới, nhà người mới lần đầu tiên được lên thiên đình, không biết triều lễ, tạm thời tha tội cho nhà ngươi.

Ngọc Hoàng hỏi các tiên quan mới biết, hóa ra là còn thiếu một chức quan trông coi đàn ngựa, do đó ngài bèn trao cho Tôn Ngộ Không chức Bật Mã Ôn. 

Xung đột thực tế khi mới bước chân vào nghề 

Tôn Ngộ Không tuy có phần không lễ phép với Ngọc Hoàng, nhưng đối với chức vụ công việc “Bật Mã Ôn” thì lại tỏ ra thích thú, sau nửa tháng, đàn thiên mã mà y quản hạt đã được nuôi dưỡng thành một đàn thiên mã béo tốt. 

Một hôm nhàn rỗi, những thuộc hạ của Tôn Ngộ Không đã bày biện tiệc rượu cùng chúc mừng y. 

Đang trong lúc ăn uống vui vẻ, đột nhiên Tôn Ngộ Không dừng lại hỏi rằng: 

- Cái chức “Bật Mã Ôn” này là cái chức quan có phẩm hàm gì vậy? 

Các thuộc hạ đồng thanh trả lởi: 

- Đó chẳng qua chỉ là một chức quan bỏ đi, chẳng có phẩm cấp gì cả. 

Tôn Ngộ Không liền hỏi: 

- Không có phẩm cấp gì thì hẳn phải là chức quan lớn nhất rồi chứ? 

Các thuộc hạ lại đáp: 

- Đó chỉ là một chức quan chăn ngựa, có đâu mà to. Cho dù ngài có siêng năng, chăm chỉ mọi bề, nuôi cho ngựa béo tốt thì cũng chỉ được ban một chữ “tốt” mà thôi. Như ngài, bất quá cũng chỉ là một tiểu quan thấp nhất chẳng có gì đáng bàn cả. 

Tôn Ngộ Không nghe nói như vậy thì bất giác nóng giận bừng bừng, y cắn răng quát rằng: 

- Dám xem thường Lão Tôn ta! Lão Tôn ta đây ở Hoa Quả Sơn xưng vương xưng đế, thế mà dám lừa ta lên đây để ta thay hắn nuôi ngựa sao ? Ta không thèm làm cái chức quan hèn mọn đó nữa, ta sẽ đi! 

Bỗng một tiếng thét vang lên, bàn ghế đổ hết, Tôn Ngộ Không lấy cây gậy Như Ý ra rồi nhảy khỏi ghế, y bay thẳng về Hoa Quả Sơn của mình. Và sau đó y dứt khoát kéo một hàng cờ lên đầu núi tự xưng mình là “Tề Thiên Đại Thánh”. 

Cái chức quan “Bật Mã Ôn” tuy nhỏ như vậy, nhưng dù sao cũng là một viên công vụ của thiên đình, làm sao có thể nói đi là đi được? Tôn Ngộ Không liều lĩnh rời bỏ chức vụ, như vậy thì thử hỏi đạo đức nghề nghiệp ở đâu? Nghiêm trọng hơn là y còn dám tự phong mình là “Tề Thiên Đại Thánh” để đối nghịch với thiên đình, làm như vậy mà Ngọc Hoàng há có thể ngồi im mà nhìn hay sao ? Do đó, Ngọc Hoàng đã phong cho Thác Tháp Thiên Vương Lý Tĩnh làm đại nguyên soái hàng ma, phong Na Tra Tam Thái Tử làm Tam Đàn Hải Hội Đại Thần lập tức phát binh xuống hạ giới bắt Tôn Ngộ Không về quy án. 

Lỗi tại ai? 

Giống với Tôn Ngộ Không. Nhiều nhân viên mới đi làm cũng từng gặp tình cảnh như vậy. Đó là bởi vì sự kỳ vọng về công việc của những nhân viên mới đi làm có sự khác biệt rất nhiều so với tình hình thực tế công việc, mà sự khác biệt đó sẽ tạo nên xung đột trong tâm lý của những nhân viên mới. Trong khoa học về tổ chức hành vi, chúng ta gọi hiện tượng đó là “xung đột thực tế”. Đối với nhiều viên chức mới, cảm nhận lần đầu tiên gặp phải hiện tượng “xung đột thực tế” là khá đau buồn. 

Nhiều vị quản lý của các công ty cho rằng, một nhân viên mới đi làm thì phải cần có thời gian để đôi bên cùng hiểu nhau. Một mặt là để công ty quan sát được tố chất của nhân viên mới, mặt khác là để nhân viên mới hòa nhập vào điều kiện thực tế của công ty để vận dụng vào công việc. Sau đó một thời gian ban lãnh đạo mới có thể giao cho họ đảm nhiệm những công việc quan trọng hơn. Những công việc ban đầu thường là những việc tương đối đơn giản hoặc là công việc nhạt nhẽo. 

Nên nhớ rằng, trong vòng một tháng hoặc ba tháng thử việc để cho họ làm “Bật Mã Ôn” là điều có thể lý giải được. Nhưng nếu như cứ kéo dài tình trạng công việc như vậy mãi trong thời gian dài mà vẫn giữ thái độ không tín nhiệm, không quan tâm, thì vô tình tạo ra áp lực rất lớn tới thái độ làm việc của nhân viên, và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nghề nghiệp và cuộc sống của họ sau này. 

Vì vậy, trong vòng ba tháng mà Tôn Ngộ Không không phản lại thiên đình là tâm thái của y có vấn đề, còn sau ba tháng mà phản lại thiên đình thì chắc chắn môi trường công việc của thiên đình có vấn đề. 

Lại nói về Thác Tháp Thiên Vương và Na Tra Tam Thái tử thống lĩnh thiên binh, thiên tướng xuống bắt Tôn Ngộ Không, không ngờ bị Tôn Ngộ Không đánh cho hai trận đại bại. Ngọc Hoàng muốn tăng thêm binh tướng để tiêu diệt Tôn Ngộ Không, nhưng Thái Bạch Kim Tinh có ý kiến: 

- Tên yêu hầu đó ngang tàng bướng bỉnh, không biết trời cao đất dày là gì. Thế nhưng, bây giờ chúng ta không nên huy động binh tướng nữa. Vì chẳng phải là y không vừa lòng với chức quan nhỏ mọn đấy hay sao ? Thưa Ngọc Hoàng, ngài hãy phong cho y làm Tề Thiên Đại Thánh, hãy cho y một cái hư danh hữu quan vô lộc là được rồi. 

Ngọc Hoàng liền hỏi: 

- Thế nào là hữu quan vô lộc? 

Thái Bạch Kim Tinh giải thích rằng: 

- Thưa Ngọc Hoàng! Hữu quan vô lộc chính là việc ban cho y danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh, nhưng lại không để cho y làm việc, cũng không đãi ngộ nhiều đối với y, tạm thời để cho y ở trên thiên đình, rồi dần dần sẽ đánh vào vọng niệm của y, như vậy mọi người cũng sẽ được yên nghỉ vài hôm. 

Ngọc Hoàng trầm ngâm trong giây lát rồi nói: 

- Nếu như vậy mà có thể giải quyết được vấn đề thì cũng giảm bớt được công việc đấy. Thôi được! Hãy làm theo lời của khanh. 

Thái Bạch Kim Tinh liền nhận chiếu thư đến Hoa Quả Sơn mời Tôn Ngộ Không lên thiên đình để ban cho y làm chức Tề Thiên Đại Thánh hữu danh vô thực. 

Có ngờ đâu sự việc lại hoàn toàn không đơn giản như những gì mà Thái Bạch Kim Tinh nghĩ. Do suốt ngày nhàn rỗi vô sự nên Tôn Ngộ Không đi chơi khắp nơi. Y nhàn rỗi gây phiền toái ảnh hưởng đến công việc đại sự của người khác. Vì thế mà Hứa Tinh Dương chân nhân đã phải tâu với Ngọc Hoàng rằng: 

- Bẩm Ngọc Hoàng, tên Tề Thiên Đại Thánh suốt ngày nhàn rỗi vô sự chỉ vui chơi, đến đâu y cũng kết giao bạn bè, cứ lâu dài như vậy thì e rằng y sẽ sinh sự. Chẳng bằng hãy để cho y làm một chút việc gì đó để tránh cho y gây ra nhiều việc rắc rối. 

Ngọc Hoàng cho rằng Hứa Tinh Dương chân nhân nói rất có lý, ngài liền phái Tôn Ngộ Không đi cai quản vườn Bàn đào. 

Bản thân Tôn Ngộ Không cũng vì nhàn rỗi mà cảm thấy buồn chán, nên có chút việc để làm thì cũng cảm thấy rất vui, y liền nhanh chóng đến tạ ơn Ngọc Hoàng, rồi lập tức tới vườn Bàn đào tiếp nhận công việc.

( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét