Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ Mười - Địa Hình

Tôn Tử viết : 

- Địa hình có 6 loại gồm : thông, quải, chi, ải, hiểm, viễn. 

- “Thông” là ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm trước được chỗ cao, bảo đảm đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi. 

- “Quải” là nơi tiến đến thì dễ và trở lui thì khó. Địa hình này nếu địch không phòng thì ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng ta đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi. 

- “Chi” là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì địch dù có đem lợi dụ ta cũng chớ nên xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi. 

- “Ải” là ơi đâ hẹp, ở địa hình ta nên tìm ách chiếm trước mà chờ địch đến. Nếu địch chiếm trước ta mà dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh, còn nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh. 

- “Hiểm” là nơi hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng ở chỗ cao, dễ quan át để chờ địch tới, nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớ tiến đánh. 

- ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi. 

- Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng trách không thế không suy xét kỹ. 

- Việc binh có sáu tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc. Không phải do tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra. 

- ”Tẩu” là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán. 

- ”Trí” là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu. 

- ”Băng” là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở. 

- ”Loạn” là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản, quan hệ trên dưới không ra thể thống gì, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối quân đội của mình. 

- ”Bắc” là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất bại. 

- Sáu tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, tướng lĩn có trọng trách không thể không suy xét kỹ. 

- Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉ huy tác chiến thì tất bại. 

- Sau khi phân tích quy luật, thấy đánh được chắc thắng, dù chúa bảo không đánh vẫn phải kiên trì đánh. Thấy đánh ắt thua, dù chúa bảo nhất định phải đánh cũng có thể không đánh. Tiến không cầu danh thắng, lui không sợ phạm lệnh, chỉ cốt bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia, tướng lĩnh thế mới thực sự là người quý của đất nước. 

- Đối xử với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm, coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta. 

- Hậu đãi quân sĩ mà không sử dụng, nuông chiều quân sĩ mà không giáo huấn, phạm pháp mà không phạt thì họ khác nào những đứa con hư, chẳng thể dẫn đi chinh chiến được. 

- Chỉ biết quân mình có thể đánh mà không hiểu có thể đánh địch được hay không thì mới có nửa phần thắng. Biết có thể đánh được địch mà không hiểu quân mình có đánh nổi không cũng chỉ mới có nửa phần thắng. biết kẻ địch có thể đánh bại được, biết quân ta có thể đánh nổi mà không hiểu địa hình bất lợi cho việc tác chiến thì thắng lợi cũng mới nắm được một nửa. 

- Người biết dùng binh thì hành động quyết không mê muội, sử dụng chiến thuật biến hóa khôn lường. Thế mới nói : biết địch biết ta, thắng mà không nguy ; nắm vững thiên thời địa lời sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.


X. Terrain 

1. Sun Tzu said: We may distinguish six kinds of terrain, to wit: (1) Accessible ground; (2) entangling ground; (3) temporizing ground; (4) narrow passes; (5) precipitous heights; (6) positions at agreat distance from the enemy. 

2. Ground which can be freely traversed by both sides is called accessible. 

3. With regard to ground of this nature, be before the enemy in occupying the raised and sunny spots, and carefully guard your line of supplies. Then you will be able to fight with advantage. 

4. Ground which can be abandoned but is hard to re-occupy is called entangling. 

5. From a position of this sort, if the enemy is unprepared, you may sally forth and defeat him. But if the enemy is prepared for your coming, and you fail to defeat him, then, return being impossible, disaster will ensue. 

6. When the position is such that neither side will gain by making the first move, it is called temporizing ground. 

7. In a position of this sort, even though the enemy should offer us an attractive bait, it will be advisable not to stir forth, but rather to retreat, thus enticing the enemy in his turn; then, when part of his army has come out, we may deliver our attack with advantage. 

8. With regard to narrow passes, if you can occupy them first, let them be strongly garrisoned and await the advent of the enemy. 

9. Should the army forestall you in occupying a pass, do not go after him if the pass is fully garrisoned, but only if it is weakly garrisoned. 

10. With regard to precipitous heights, if you are beforehand with your adversary, you should occupy the raised and sunny spots, and there wait for him to come up. 

11. If the enemy has occupied them before you, do not follow him, but retreat and try to entice him away. 

12. If you are situated at a great distance from the enemy, and the strength of the two armies is equal, it is not easy to provoke a battle, and fighting will be to your disadvantage. 

13. These six are the principles connected with Earth. The general who has attained a responsible post must be careful to study them. 

14. Now an army is exposed to six several calamities, not arising from natural causes, but from faults for which the general is responsible. These are: (1) Flight; (2) insubordination; (3) collapse; (4) ruin; (5) disorganization; (6) rout. 

15. Other conditions being equal, if one force is hurled against another ten times its size, the result will be the flight of the former. 

16. When the common soldiers are too strong and their officers too weak, the result is insubordination. When the officers are too strong and the common soldiers too weak, the result is collapse. 

17. When the higher officers are angry and insubordinate, and on meeting the enemy give battle on their own account from a feeling of resentment, before the commander-in-chief can tell whether or no he is in a position to fight, the result is ruin. 

18. When the general is weak and without authority; when his orders are not clear and distinct; when there are no fixes duties assigned to officers and men, and the ranks are formed in a slovenly haphazard manner, the result is utter disorganization. 

19. When a general, unable to estimate the enemy's strength, allows an inferior force to engage a larger one, or hurls a weak detachment against a powerful one, and neglects to place picked soldiers in the front rank, the result must be rout. 

20. These are six ways of courting defeat, which must be carefully noted by the general who has attained a responsible post. 

21. The natural formation of the country is the soldier's best ally; but a power of estimating the adversary, of controlling the forces of victory, and of shrewdly calculating difficulties, dangers anddistances, constitutes the test of a great general. 

22. He who knows these things, and in fighting puts his knowledge into practice, will win his battles. He who knows them not, nor practices them, will surely be defeated. 

23. If fighting is sure to result in victory, then you must fight, even though the ruler forbid it; if fighting will not result in victory, then you must not fight even at the ruler's bidding. 

24. The general who advances without coveting fame and retreats without fearing disgrace, whose only thought is to protect his country and do good service for his sovereign, is the jewel of thekingdom. 

25. Regard your soldiers as your children, and they will follow you into the deepest valleys; look upon them as your own beloved sons, and they will stand by you even unto death. 

26. If, however, you are indulgent, but unable to make your authority felt; kind-hearted, but unable to enforce your commands; and incapable, moreover, of quelling disorder: then your soldiers must be likened to spoilt children; they are useless for any practical purpose. 

27. If we know that our own men are in a condition to attack, but are unaware that the enemy is not open to attack, we have gone only halfway towards victory. 

28. If we know that the enemy is open to attack, but are unaware that our own men are not in a condition to attack, we have gone only halfway towards victory. 

29. If we know that the enemy is open to attack, and also know that our men are in a condition to attack, but are unaware that the nature of the ground makes fighting impracticable, we have still gone only halfway towards victory. 

30. Hence the experienced soldier, once in motion, is never bewildered; once he has broken camp, he is never at a loss. 

31. Hence the saying: If you know the enemy and know yourself, your victory will not stand in doubt; if you know Heaven and know Earth, you may make your victory complete.


10《孫子兵法》地形篇第十                地形篇

孫子曰:地形有通者、有掛者、有支者、有隘者、有險者、有遠者。
我可以往,彼可以來,曰通。通形者,先居高陽,利糧道,以戰則利
。可以往,難以返,曰掛。掛形者,敵無備,出而勝之,敵若有備,
出而不勝,則難以返,不利。我出而不利,彼出而不利,曰支。支形
者,敵雖利我,我無出也,引而去之,令敵半出而擊之,利。隘形者
,我先居之,必盈之以待敵。若敵先居之,盈而勿從,不盈而從之。
險形者,我先居之,必居高陽以待敵﹔若敵先居之,引而去之,勿從
也。遠形者,勢均,難以挑戰,戰而不利。凡此六者,地之道也,將
之至任,不可不察也。
故兵有走者、有馳者、有陷者、有崩者、有亂者、有北者。凡此六者
,非天之災,將之過也。夫勢均,以一擊十,曰走。卒強吏弱,曰馳
。吏強卒弱,曰陷。大吏怒而不服,遇敵懟而自戰,將不知其能,曰
崩。將弱不嚴,教道不明,吏卒無常,陳兵縱橫,曰亂。將不能料敵
,以少合眾,以弱擊強,兵無選鋒,曰北。凡此六者,敗之道也,將
之至任,不可不察也。
夫地形者,兵之助也。料敵制勝,計險厄遠近,上將之道也。知此而
用戰者必勝﹔不知此而用戰者必敗。
故戰道必勝,主曰無戰,必戰可也﹔戰道不勝,主曰必戰,無戰可也
。故進不求名,退不避罪,惟人是保,而利合於主,國之寶也。
視卒如嬰兒,故可以與之赴深谿﹔視卒如愛子,故可與之俱死。厚而
不能使,愛而不能令,亂而不能治,譬若驕子,不可用也。
知吾卒之可以擊,而不知敵之不可擊,勝之半也﹔知敵之可擊,而不
知吾卒之不可以擊,勝之半也﹔知敵之可擊,知吾卒之可以擊,而不
知地形之不可以戰,勝之半也。故知兵者,動而不迷,舉而不窮。故
曰:知己知彼,勝乃不殆﹔知天知地,勝乃可全。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét