Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ Năm - Thế

Tôn Tử nói : Phàm điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít đều là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bạI trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọn hư. 


- Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Tướng giỏi dùng binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bao giờ cạn nước. Như mặt trăng mặt trời, lặn rồi lại mọc ; như bốn mùa thay đổi, qua rồi lại đến. Âm nhạc cũng không quá 5 thanh âm, nhưng biến hóa khôn lường, nghe sao cho hết được ; sắc màu cũng chỉ có 5 màu, nhưng biến hóa nhìn sao cho tận ; vị bất quá cũng chỉ có 5 vị, như biến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hóa của kỳ và chính là vô cùng vô tận. Kỳ chính chuyển hóa lẫn nhau như vòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có thể biết được ? 

- Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ 1 cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng tên, nhanh vô cùng. 

- Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế, tiết thì không bị bại. 

- Ta có tổ chức chặt chẽ thì khiến địch hỗn loạn, ta có lòng dũng cảm thì khiến địch khiếp sợ, ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu. Chặt chẽ hay hỗn loạn là do ở tổ chức biên chế, dũng cảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là do thực lực đối sách thể hiện ra. Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy trang để dụ địch khiến kẻ địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏ dụ kẻ địch, địch ắt đến để chiếm. Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng. 

- Người giỏi tác chiến là biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết chọn lựa và sử dùng nhân tài để tạo nên lợi thế. Người giỏi tác chiến tạo ra thế giống như lăn gỗ đá, gỗ đá ở chỗ bằng thì nằm im, ở chỗ nghiêng dốc thì dịch chuyển, vuông thì dừng, tròn thì lăn. Bởi vậy mà người giỏi chỉ huy tác chiến cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao vạn trượng xuống chân núi vậy. Thế tạo ra chính là như vậy.


V. Energy 

1. Sun Tzu said: The control of a large force is the same principle as the control of a few men: it is merely a question of dividing up their numbers. 

2. Fighting with a large army under your command is nowise different from fighting with a small one: it is merely a question of instituting signs and signals. 

3. To ensure that your whole host may withstand the brunt of the enemy's attack and remain unshaken-- this is effected by maneuvers direct and indirect. 

4. That the impact of your army may be like a grindstone dashed against an egg--this is effected by the science of weak points and strong. 

5. In all fighting, the direct method may be used for joining battle, but indirect methods will be needed in order to secure victory. 

6. Indirect tactics, efficiently applied, are inexhaustible as Heaven and Earth, unending as the flow of rivers and streams; like the sun and moon, they end but to begin anew; like the four seasons, they pass away to return once more. 

7. There are not more than five musical notes, yet the combinations of these five give rise to more melodies than can ever be heard. 

8. There are not more than five primary colors (blue, yellow, red, white, and black), yet in combination they produce more hues than can ever been seen. 

9. There are not more than five cardinal tastes (sour, acrid, salt, sweet, bitter), yet combinations of them yield more flavors than can ever be tasted. 

10. In battle, there are not more than two methods of attack--the direct and the indirect; yet these two in combination give rise to an endless series of maneuvers. 

11. The direct and the indirect lead on to each other in turn. It is like moving in a circle--you never come to an end. Who can exhaust the possibilities of their combination? 

12. The onset of troops is like the rush of a torrent which will even roll stones along in its course. 

13. The quality of decision is like the well-timed swoop of a falcon which enables it to strike and destroy its victim. 

14. Therefore the good fighter will be terrible in his onset, and prompt in his decision. 

15. Energy may be likened to the bending of a crossbow; decision, to the releasing of a trigger. 

16. Amid the turmoil and tumult of battle, there may be seeming disorder and yet no real disorder at all; amid confusion and chaos, your array may be without head or tail, yet it will be proof against defeat. 

17. Simulated disorder postulates perfect discipline, simulated fear postulates courage; simulated weakness postulates strength. 

18. Hiding order beneath the cloak of disorder is simply a question of subdivision; concealing courage under a show of timidity presupposes a fund of latent energy; masking strength with weakness is to be effected by tactical dispositions. 

19. Thus one who is skillful at keeping the enemy on the move maintains deceitful appearances, according to which the enemy will act. He sacrifices something, that the enemy may snatch at it. 

20. By holding out baits, he keeps him on the march; then with a body of picked men he lies in wait for him. 

21. The clever combatant looks to the effect of combined energy, and does not require too much from individuals. Hence his ability to pick out the right men and utilize combined energy. 

22. When he utilizes combined energy, his fighting men become as it were like unto rolling logs or stones. For it is the nature of a log or stone to remain motionless on level ground, and to move when on a slope; if four-cornered, to come to a standstill, but if round-shaped, to go rolling down. 

23. Thus the energy developed by good fighting men is as the momentum of a round stone rolled down a mountain thousands of feet in height. So much on the subject of energy.


05《孫子兵法》勢篇第五                  勢篇

孫子曰:凡治眾如治寡,分數是也﹔鬥眾如鬥寡,形名是也﹔三軍之
眾,可使必受敵而無敗,奇正是也﹔兵之所加,如以碫投卵者,虛實
是也。
凡戰者,以正合,以奇勝。故善出奇者,無窮如天地,不竭如江河。
終而復始,日月是也。死而復生,四時是也。聲不過五,五聲之變,
不可勝聽也。色不過五,五色之變,不可勝觀也。味不過五,五味之
變,不可勝嘗也。戰勢不過奇正,奇正之變,不可勝窮之也。奇正相
生,如環之無端,孰能窮之?
激水之疾,至於漂石者,勢也﹔鷙鳥之疾,至於毀折者,節也。是故
善戰者,其勢險,其節短。勢如張弩,節如發機。
紛紛紜紜,鬥亂而不可亂也。渾渾沌沌,形圓而不可敗也。
亂生於治,怯生於勇,弱生於強。治亂,數也﹔勇怯,勢也﹔強弱,
形也。
故善動敵者,形之,敵必從之﹔予之,敵必取之。以利動之,以卒動
之。
故善戰者,求之於勢,不責於人,故能擇人而任勢。任勢者,其戰人
也,如轉木石。木石之性,安則靜,危則動,方則止,圓則行。故善
戰人之勢,如轉圓石於千仞之山者,勢也。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét