Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ Sáu - Hư Thực

Tôn Tử viết : 

- Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch. 


- Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhữ địch. Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó. Do thế, địch đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển, đó là vì nơi ta tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu. Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công. 

- Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ, người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi nào. Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thế mà ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay. Ta tiến công mà địch không cản nỗi vì ta như tiến vào chỗ không người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp. Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu, ta không muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho chúng phải đổi hướng tiến công. 

- Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình thì ta có thể tập trung binh lực, còn địch thì phân tán lực lượng. Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực lượng ở mười chốn, tức là ta dùng mười đánh một (he he … địch không chột cũng … chết vì bị hội đồng), như thế quân ta đông quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng. Nơi ta muốn tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi, đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch. Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chỗ. 

- Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồ xa ngoài ngàn dặm, gần trong vài dặm thì thế nào ? Theo ý ta, vượt người về số quân đâu có ích chi cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thể làm cho chúng không thể đấu với ta được. 

- Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực hư thế nào. Ta ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu của nó. Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó thế nào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình. 

- Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ chỗ cao đổ xuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch. Nước tùy địa hình cao thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ vào tình hình của địch mà quyết định cách đánh.

Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức nhất định. Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần. 

Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành trăng có khi tròn khi khuyết


VI. Weak Points and Strong 

1. Sun Tzu said: Whoever is first in the field and awaits the coming of the enemy, will be fresh for the fight; whoever is second in the field and has to hasten to battle will arrive exhausted. 

2. Therefore the clever combatant imposes his will on the enemy, but does not allow the enemy's will to be imposed on him. 

3. By holding out advantages to him, he can cause the enemy to approach of his own accord; or, by inflicting damage, he can make it impossible for the enemy to draw near. 

4. If the enemy is taking his ease, he can harass him; if well supplied with food, he can starve him out; if quietly encamped, he can force him to move. 

5. Appear at points which the enemy must hasten to defend; march swiftly to places where you are not expected. 

6. An army may march great distances without distress, if it marches through country where the enemy is not. 

7. You can be sure of succeeding in your attacks if you only attack places which are undefended.You can ensure the safety of your defense if you only hold positions that cannot be attacked. 

8. Hence that general is skillful in attack whose opponent does not know what to defend; and he is skillful in defense whose opponent does not know what to attack. 

9. O divine art of subtlety and secrecy! Through you we learn to be invisible, through you inaudible; and hence we can hold the enemy's fate in our hands. 

10. You may advance and be absolutely irresistible, if you make for the enemy's weak points; you may retire and be safe from pursuit if your movements are more rapid than those of the enemy. 

11. If we wish to fight, the enemy can be forced to an engagement even though he be sheltered behind a high rampart and a deep ditch. All we need do is attack some other place that he will be obliged to relieve. 

12. If we do not wish to fight, we can prevent the enemy from engaging us even though the lines of our encampment be merely traced out on the ground. All we need do is to throw something odd and unaccountable in his way. 

13. By discovering the enemy's dispositions and remaining invisible ourselves, we can keep our forces concentrated, while the enemy's must be divided. 

14. We can form a single united body, while the enemy must split up into fractions. Hence there will be a whole pitted against separate parts of a whole, which means that we shall be many to the enemy's few. 

15. And if we are able thus to attack an inferior force with a superior one, our opponents will be in dire straits. 

16. The spot where we intend to fight must not be made known; for then the enemy will have to prepare against a possible attack at several different points; and his forces being thus distributed in many directions, the numbers we shall have to face at any given point will be proportionately few. 

17. For should the enemy strengthen his van, he will weaken his rear; should he strengthen his rear, he will weaken his van; should he strengthen his left, he will weaken his right; should he strengthen his right, he will weaken his left. If he sends reinforcements everywhere, he will everywhere be weak. 

18. Numerical weakness comes from having to prepare against possible attacks; numerical strength, from compelling our adversary to make these preparations against us. 

19. Knowing the place and the time of the coming battle, we may concentrate from the greatest distances in order to fight. 

20. But if neither time nor place be known, then the left wing will be impotent to succor the right, the right equally impotent to succor the left, the van unable to relieve the rear, or the rear to support the van. How much more so if the furthest portions of the army are anything under a hundred LI apart, and even the nearest are separated by several LI! 

21. Though according to my estimate the soldiers of Yueh exceed our own in number, that shall advantage them nothing in the matter of victory. I say then that victory can be achieved. 

22. Though the enemy be stronger in numbers, we may prevent him from fighting. Scheme so as to discover his plans and the likelihood of their success. 

23. Rouse him, and learn the principle of his activity or inactivity. Force him to reveal himself, so as to find out his vulnerable spots. 

24. Carefully compare the opposing army with your own, so that you may know where strength is superabundant and where it is deficient. 

25. In making tactical dispositions, the highest pitch you can attain is to conceal them; conceal your dispositions, and you will be safe from the prying of the subtlest spies, from the machinations ofthe wisest brains. 

26. How victory may be produced for them out of the enemy's own tactics--that is what the multitude cannot comprehend. 

27. All men can see the tactics whereby I conquer, but what none can see is the strategy out of which victory is evolved. 

28. Do not repeat the tactics which have gained you one victory, but let your methods be regulated by the infinite variety of circumstances. 

29. Military tactics are like unto water; for water in its natural course runs away from high places and hastens downwards. 

30. So in war, the way is to avoid what is strong and to strike at what is weak. 

31. Water shapes its course according to the nature of the ground over which it flows; the soldier works out his victory in relation to the foe whom he is facing. 

32. Therefore, just as water retains no constant shape, so in warfare there are no constant conditions. 

33. He who can modify his tactics in relation to his opponent and thereby succeed in winning, may be called a heaven-born captain. 

34. The five elements (water, fire, wood, metal, earth) are not always equally predominant; the four seasons make way for each other in turn. There are short days and long; the moon has its periods of waning and waxing.


06《孫子兵法》虛實篇第六                虛實篇

孫子曰:凡先處戰地而待敵者佚,後處戰地而趨戰者勞。故善戰者,
緻人而不緻於人。
能使敵自至者,利之也﹔能使敵不得至者,害之也。故敵佚能勞之,
飽能飢之,安能動之。
出其所不趨,趨其所不意。行千里而不勞者,行於無人之地也。攻而
必取者,攻其所不守也。守而必固者,守其所不攻也。
故善攻者,敵不知其所守。善守者,敵不知其所攻。
微乎微乎,至於無形,神乎神乎,至於無聲,故能為敵之司命。
進而不可禦者,沖其虛也﹔退而不可追者,速而不可及也。故我欲戰
,敵雖高壘深溝,不得不與我戰者,攻其所必救也﹔我不欲戰,雖畫
地而守之,敵不得與我戰者,乖其所之也。
故形人而我無形,則我專而敵分﹔我專為一,敵分為十,是以十攻其
一也,則我眾而敵寡﹔能以眾擊寡者,則吾之所與戰者,約矣。吾所
與戰之地不可知,不可知,則敵所備者多,敵所備者多,則吾之所戰
者,寡矣。
故備前則後寡,備後則前寡,故備左則右寡,備右則左寡,無所不備
,則無所不寡。寡者備人者也,眾者使人備己者也。
故知戰之地,知戰之日,則可千里而會戰。不知戰之地,不知戰之日
,則左不能救右,右不能救左,前不能救後,後不能救前,而況遠者
數十里,近者數裏乎?
以吾度之,越人之兵雖多,亦奚益於勝敗哉?!
故曰:勝可為也。敵雖眾,可使無鬥。
故策之而知得失之計,作之而知動靜之理,形之而知死生之地,角之
而知有餘不足之處。
故形兵之極,至於無形﹔無形,則深間不能窺,智者不能謀。
因形而錯勝於眾,眾不能知﹔人皆知我所以勝之形,而莫知吾所以制
勝之形。故其戰勝不復,而應形於無窮。
夫兵形象水,水之形避高而趨下,兵之形,避實而擊虛,水因地而制
流,兵應敵而制勝。故兵無常勢,水無常形,能因敵變化而取勝者,
謂之神。
故五行無常勝,四時無常位,日有短長,月有死生。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét