Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

49. Luật Triển vọng thời gian

Những người thành đạt nhất trong bất cứ xã hội nào là những người dành nhiều thời gian nhất để cân nhắc các quyết định hàng ngày của họ.

Sự thấu hiểu bên trong này đến từ công việc tiên phong về sự lưu động tài chính hướng lên được dẫn dắt bởi tiến sĩ Edward Banfield của trường Đại học Harvard trong những năm cuối 1950 và đầu 1960. Sau khi nghiên cứu rất nhiều nhân tố mà người ta nghĩ rằng những nhân tố này có đóng góp vào sự thành công về tài chính của cá nhân trong suốt con đường của cuộc đời, ông đã kết luận rằng có một nhân tố chủ chốt nổi trội hơn những nhân tố khác. Ông gọi nó là “triển vọng thời gian."


Những gì Banfield đã tìm thấy đó là một người càng leo cao trong bất kì một xã hội nào, thì triển vọng về thời gian hay chân trời thời gian của người đó càng dài. Những người ở những cấp độ kinh tế và xã hội cao nhất đưa ra các quyết định và sự bán lỗ tạm thời mà họ không thu hồi lại được trong nhiều năm, nhiều khi thậm chí là trong suốt cả cuộc đời của họ. Họ "trồng cây chẳng bao giờ hái quả."

Một ví dụ điển hình về một người với triển vọng thời gian dài là một người dành mười hay mười hai năm học tập và thực tập để trở thành một bác sĩ. Người này dành một quãng thời gian cực kì dài để đặt nền móng cho sự nghiệp của một đời người. Và một phần bởi vì chúng ta biết để trở thành bác sĩ phải mất bao lâu, chúng ta dành cho bác sĩ sự kính trọng cao nhất trong tất cả các nhóm nghề. Lĩnh vực của các bác sĩ này dường như đúng với gần như trong mọi xã hội. Chúng ta đánh giá cao và khâm phục những hy sinh mà họ đã phải chịu đựng để thực tập một nghề rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Chúng ta đã nhận ra triển vọng thời gian dài lâu của họ.

Những người có triển vọng về thời gian dài luôn sẵn sàng trả giá cho sự thành công bằng một quãng thời gian dài dằng dặc trước khi họ đạt được nó. Họ nghĩ đến kết quả của những lựa chọn và những quyết định của họ theo những gì mà họ sẽ dành cho trong năm năm, mười năm, và thậm chí mười lăm năm kể từ bây giờ.

Những người ở những cấp độ thấp nhất của xã hội có những thời gian triển vọng ngắn nhất. Họ chỉ tập chung chủ yếu vào tiền thù lao tức thời và thường mắc vào những hành vi ứng xử mà về lâu về dài gần như chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. Ở ngay đáy cùng của xã hội, bạn tìm thấy những kẻ nghiện rượu và những kẻ nghiện ma túy vô vọng. Những người này nghĩ về lần uống rượu tiếp theo và lần chích tiếp theo. Viễn cảnh thời gian của họ thường ít hơn một giờ đồng hồ.

Bạn có thể di chuyển hướng lên trên theo từng nấc thang về phương diện xã hội và phương diện tài chính từ ngày bạn bắt đầu nghĩ về những gì bạn đang làm về mặt kết quả về lâu về dài có thể của những hành động của bạn. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về lâu về dài và sắp xếp cuộc đời và những ưu tiên của bạn với những mục đích tương lai và tham vọng của bạn trong đầu, chất lượng của các quyết định của bạn sẽ được cải thiện và cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt hơn gần như ngay lập tức.

Hệ quả thứ nhất của tuật triển vọng thời gian là

Trì hoãn sự hài lòng là chìa khóa mở ra thành công về tài chính.

Khả năng của bạn trong việc luyện tập sự tự chủ, sự tự kiểm soát, và sự tự hạn chế mình, để hi sinh cái trước mắt để bạn có thể được hưởng những phần thưởng lớn hơn về lâu về dài, là xuất phát điểm của việc phát triển một viễn cảnh thời gian lâu dài. Thái độ này rất quan trọng đối với thành quả về tài chính của bất kì loại hình nào.

Hệ quả thứ hai của Luật này là Tự kỉ luật là phẩm chất quan trọng nhất để đảm bảo thành công về lâu về dài.

Tự kỉ luật được định nghĩa bởi Elbert Hubbard rất nhiều năm về trước như là: "Khả năng bắt bản thân bạn phải làm những gì bạn nên làm, khi bạn nên làm nó, dù bạn có thích nó hay không."

Herbert Gray, một thương nhân, đã dành mười một năm tìm kiếm cái mà ông gọi là: "mẫu số của thành công." Ông đã nghiên cứu hàng ngàn người thành đạt và cuối cùng ông kết luận: “Những người thành đạt là những người có thói quen làm những việc mà những người không thành công không thích làm."

Và những việc mà những người không thành đạt không thích làm là gì? Ồ, hóa ra chúng cũng là những việc mà những người thành đạt cũng không thích làm – như là dậy sớm, làm việc chăm chỉ, ở lại muộn hơn – nhưng tuy nhiên những người thành công vẫn làm chúng. Lý do? Những người thành đạt quan tâm nhiều hơn đến những kết quả hài lòng. Những người không thành đạt quan tâm nhiều hơn đến phương pháp hài lòng. Những người không thành công thích các hoạt động “không căng thẳng”. Những người thành công theo đuổi những hoạt động “hoàn thành mục tiêu”.

Khả năng của bạn trong việc trả giá cho sự thành công, trước, và tiếp tục trả giá cho đến khi bạn đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra, là tiêu chuẩn đúng đắn của sự chiến thắng của nhân loại.

Hệ quả thứ ba của Luật này là

Hy sinh trước mắt là cái giá mà bạn phải trả cho sự đảm bảo về lâu về dài.

Từ khóa ở đây là “hy sinh”. Khi bạn chống lại những cám dỗ của những việc vui thú, dễ dàng và thay vào đó bạn tự khép mình vào kỉ luật để làm những việc khó khăn và cần thiết, bạn đã xây dựng cho bản thân mình loại tính cách mà gần như đảm bảo cho bạn một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Khi bạn không ngừng đầu tư thời gian, tiền của vào việc tự nâng cao bản thân hơn là phung phí chúng bằng những công việc giao du nhàn rỗi hay xem ti vi, bạn đang đặt bản thân mình bên cạnh các thiên thần. Bạn đang gần như bảo đảm được tương lai của mình.

Các bậc cha mẹ làm việc vất vả và tích cóp tiền của để cho con họ được học hành đến nơi đến chốn chính là họ đang thực hiện viễn cảnh thời gian về lâu về dài. Họ đang đưa ra những quyết định mà có thể có tác động đối với các con của họ trong nhiều năm trong tương lai. Họ đang đặt con cái họ lên chiếc thang máy “hướng lên” của cuộc đời.

Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:

Thực tập một triển vọng thời gian lâu dài đối với mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là trong đời sống tài chính của bạn nhưng cũng không bỏ qua gia đình và sức khỏe của bạn. Hãy nghĩ xem 5 năm nữa bạn muốn mình sẽ ở đâu và ngay từ hôm nay hãy cất bước hướng về vị trí đó.

Quyết định xem bạn muốn bao nhiêu cho thu nhập hàng năm của mình khi bạn về hưu và bạn phải có bao nhiêu tài sản để đảm bảo cho số thu nhập đó. Lập một kế hoạch để đạt được số lượng tiền đó và hãy bắt đầu làm việc vì nó ngay ngày hôm nay.

( Source : Brian Tracy - 100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét