Nếu bạn sử dụng sự hài hước và kết quả là nhận được 1 cái nhìn vô cảm, bạn thất bại – Nhưng dù sao đi chăng nữa thì chào hàng cũng là trò may rủi…tại sao không hài hước ?
Chào hàng thật thú vị … Nếu bạn nghĩ vậy
Chào hàng qua điện thọai là lý do mà nhiều người từ bỏ nghề bán hàng. Những người bán hàng chuyên nghiệp có thu nhập lên đến 6 con số sẽ nói với bạn rằng những lớp đào tạo về chào hàng qua điện thoại là cơ hở cho những thành công của họ. Bạn nghi ngờ điều này ư ? Hãy hỏi họ.
Dưới đây là 1 kế họach tám điểm để thành công khi gọi điện chào hàng.
1. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng
- Nắm được những mục tiêu quan trọng nhất (lên kế họach trước)
- Xác định mục đích (mục tiêu chung )
- Biết được mục tiêu cụ thể của bạn (thu xếp 1 cuộc gặp mặt, biết tên)
- Ghi nhớ kịch bản cảu cuộc nói chuyện (những câu nói, những câu nói trọng yếu, những câu hỏi trọng yếu).
2. Đừng xin lỗi vì bất cứ điều gì, đừng xin lỗi vì phép lịch sự. Khi bạn đến gặp mặt, hãy đi thẳng vào vấn đề. Đừng nói, “ Xin lỗi ngắt lời ông.” Hãy đi thẳng vào vấn đề của bạn định nói.
3. Cách truyền tải câu nói đầu tiên của bạn sẽ quyết định thành công của bạn. Sức ảnh hưởng của câu nói đầu tiên sẽ quyết định sự thành công hoặc thất bại
4. Đừng để ý tới những sự miễn cưỡng hoặc những vấn đề gây e ngaị. Sự miễn cưỡng trong chào hàng qua điện thọai được biểu hiện qua những câu nói, “Tôi không biết làm cách nào” hoặc “ Tôi không thể định trứơc được” hoặc Tôi không thích bị mọi người phản đối” Hãy xây dựng bài nói của mình, hãy đọc những cúôn sách viết về những điều tịch cực, hãy ngừng xem các bản tin, và hãy tin rằng bạn có thể thành công.
5. Không phải tất cả những người bạn gọi sẽ mua hàng của bạn. Hãy chuẩn bị tiếp nhận sự từ chối. Mọi người không phản đối bản thân bạn, họ chỉ đang từ chối món hàng mà bạn chào đến họ. Hiểu theo cách này bạn sẽ cảm thấy tốt hơn có phải không ?
6. Hãy rút ra bài học từ những người từ chối bạn. Tìm hiểu điều gì đã khiến cho họ từ chối hoặc cảm thấy không thích thú.
7. Luyện tập, luyện tập, luyện tập. Trừ khi bạn làm chủ được cách nói chuyện của bạn, nếu không câu chuyện của bạn sẽ lộ ra vẻ giả tạo. Không điều gì tồi tệ hơn việc 1 người bán hàng nói chuyện như 1 người bán hàng.
8. Hãy thật vui vẻ ! Bạn đựợc trả tiền để học về bán hàng trong suốt cuộc đời. Nó không phải là bệnh ung thư não; đó là 1 cuộc gọi chào hàng. Hãy hiến nó thánh khỏang thời gian thú vị. Hãy làm cho ai đó cười.
Ghi nhớ: Nếu bạn nói, “Tối ghét gọi điện chào hàng!” thì đó chỉ là câu nói khi bạn ở trong trạng thái tự ti về bản thân mình, có thể dễ dàng vượt qua nó bằng cách một lọat những cụôc gọi chào hàng thành công, những hợp đồng bán hàng, và hoa hồng.
Dưới đây là công thức có thể vận dụng cho từng hòan cảnh cá nhân để giúp bạn thành công khi gọi điện chào hàng:
- Hãy vạch ra những điểm yếu và sự sợ hãi khi gọi điện chào hàng. Liệt kê chúng 1 cách chi tiết.
- Vạch ra kế họach hành động để khách phục và lọai bỏ từng yếu điểm một.
- Khắc phục mỗi điểm yếu trong khỏang 30 giây
- Thách đố bản thân thành công mỗi ngày.
- Từ bỏ việc phàn nàn…không ai mua từ 1 kẻ hay phàn nàn.
Ba phần quan trọng nhất trong gọi điện chào hàng đó là những câu mở đầu, những câu hỏi trọng yếu và những lời tuyên bố trọng yếu. Chúng cho phép bạn có thể thu thập được những thông tin cần thiết để đánh giá, xác định được nhu cầu thật sự của khách hàng; và bán hàng. Dưới đây là 1 vài ví dụ về những câu mở đầu:
Yếu đuối và không hiệu quả:
1. Ngài có thể danh cho tôi 1 vài phút không ?
2. Tôi đang phân vân liệu ngài có cảm thấy hứng thú về …
3. Có ông chủ ở đó không ?
4. Tôi có 1 ý tưởng có thể giúp ngài tiết kiệm tiền
Mạnh mẽ, hiệu quả:
1. Tôi cần sự giúp đỡ của ngài
2. Tôi biết ngài thực sự là người điều hành ở đó, nhưng tôi có thể nói chuyện với người mà họ nghĩ rằng họ là người thực hiện
3. Có ông vua nào ở đó ?
4. Tôi cần vay 50.000 đôla. Tôi đang băn khoăn liệu ngài có thể giúp tôi không
5. Tôi đang ở văn phòng bên cạnh với…, và cô ấy nghĩ rằng tôi có thể giúp được ông giống như tôi giúp đựơc công ty cô ấy
6. Tôi đang ở công ty bên cạnh cùng với…, và cô ấy để nghị tôi nên dừng nói chuyện để viếng thăm…CÔ ấy có ở đó không ?
7. Ngài có thể chỉ cho tối con đường đúng không ? (Một người lễ tân có tính hài hước sẽ châm chọc lại là, “Chắc chắn, vậy ngài đã vào bằng đường nào?”)
8. Sếp của tôi nói rằng nếu tôi không bán được hàng, tôi sẽ bị đuổi việc, vậy nếu ngài không có ý định mua hàng, có lẽ ngài đang cần tuyển người.
Về việc sử dụng sự hài hước…
- Nếu bạn sử dụng sự hài hước, và nhận được ánh nhìn vô cảm, bạn thất bại – nhưng dù sao đi chăng nữa gọi điện chào hàng cũng là 1 trò may rủi…tại sao bạn lại không hài hước ?
- Sự phản ứng (cười hoặc không cười)sẽ nói cho bạn biết chính xác bạn đang ở đâu
- Cười hàm ẩn sự đồng ý – một sự chấp thuận ngầm
Tại sao lại không sử dụng nó ? Những câu hỏi trọng yếu…
- Một câu hỏi phải làm cho khách hàng tiềm năng phải suy nghĩ
- Một câu hỏi làm cho khách hàng biết rằng bạn hiểu họat động kinh doanh của họ
- Câu hỏi làm cho khách hàng trả lời theo cách mà qua đó họ hé lộ những thông tin dẫn đến những đánh giá chính xác, hẹn gặp, và bán được hàng.
- Một câu hỏi mở. Đừng nói, “Bạn có…? Hãy nói, “Bạn làm gì…? Hoặc “ bạn làm như thế nào…?” hoặc “bạn làm khi nào…?”
Những câu hỏi trọng yếu…
- Câu nói làm cho khách hàng phải suy nghĩ
- Câu nói làm tăng sự tin cậy của khách hàng
- Một câu nói kông khuôn sáo ( không nhàm chán ) mà noi rõ ạn làm gì và bạn làm điều đó như thế nào.
- Một câu nói diễn tã bạn làm gì theo cách có thể thỏa mãn nhu cầu cảu khách hàng
- Một câu nói đáng nhớ.
Hai phần quan trọng nữa đó là thái độ và sự tập trung. Một thái độ tích cực sẽ tác động đến khách hàng tiềm năng, và 1 sự tập trung đúng mức cho phép bạn sử dụng những kỹ năng để thúc đẩy hành động.
Liệu có 1 phần nào đó quan trọng nhất trong gọi điện chào hàng ? Có… Đề nghị mua hàng
( Source : Kinh thánh về Nghệ thuật bán hàng - Jeffrey
Gitomer)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét