Ads 468x60px

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Thái độ tích cực tạo nên sự khác biệt.


Chính thái độ tích cực đã tạo động lực cho Jerry Asam và nhân viên bán hàng dưới quyền ông tìm thấy sự hài lòng trong công việc.

Chính thái độ tích cực đã giúp cậu sinh viên trẻ giành được giải thưởng mà cậu mong muốn.

Hãy nhìn xung quanh bạn. Hãy chú ý đến những người yêu thích công việc của mình và cả những người chỉ làm việc một cách qua loa, miễn cưỡng. Đâu là sự khác biệt giữa hai nhóm người này? Người hài lòng có thể kiểm soát thái độ tinh thần. Họ có cái nhìn tích cực về hoàn cảnh của mình và luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Nếu xảy ra tình huống xấu, trước hết họ sẽ nhìn lại chính mình để tìm hiểu xem liệu có thể cải thiện tình hình hay không. Họ luôn cố gắng học hỏi từ công việc để nâng cao trình độ chuyên môn. Họ sẽ làm cho công việc mà họ vẫn làm hàng ngày trở nên thú vị.

Còn những người không cảm thấy hài lòng sẽ luôn bám víu vào thái độ tiêu cực. Họ than phiền về tất cả mọi thứ: thời gian làm việc quá dài, giờ ăn trưa quá ngắn, cấp trên hay cáu gắt, công ty cho nghỉ quá ít hay có chế độ khen thưởng không hợp lý... Hoặc họ có thể bực mình về những vấn đề không mấy liên quan đến công việc như: Susie mặc mãi một bộ quần áo trông thật là chán, cô thư ký viết chữ quá xấu... Gần như họ không hài lòng với bất cứ điều gì, cả công việc lẫn mọi mặt trong cuộc sống. Thái độ tiêu cực đã kiểm soát họ hoàn toàn.

Bất kể đặc thù công việc của bạn thế nào thì điều này vẫn luôn luôn đúng. Nếu muốn cảm thấy hài lòng, bạn có thể kiểm soát thái độ tinh thần của mình và lật ngược lá bùa vô hình từ mặt NMA sang PMA, đồng thời tìm kiếm những cách thức và biện pháp giúp bạn tạo ra hạnh phúc. 

Nếu đem niềm vui và lòng nhiệt tình vào trong công việc, bạn sẽ có những đóng góp to lớn khó có ai sánh kịp.Bạn xem công việc là niềm vui, còn mức độ hài lòng trong công việc sẽ thể hiện qua những nụ cười và cả trong năng suất làm việc của bạn.

( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét