Ads 468x60px

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Tín dụng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng!


Tín dụng đóng vai trò tích cực như vậy đó, nhưng đôi lúc nó cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với những người có thái độ tiêu cực. Tín dụng có thể khiến một người vốn trung thực trở nên thiếu trung thực. Việc lạm dụng tín dụng là một trong những nguyên nhân gây nên lo lắng, thất vọng, bất hạnh.

Những người có thái độ tích cực thường can đảm đối mặt với sự thật. Nếu gặp khó khăn và không thể trả nợ đúng hạn, họ sẽ trình bày thẳng thắn khó khăn của mình với chủ nợ để gia hạn thanh toán. Thậm chí, họ sẵn lòng chịu thiệt thòi để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.

Người trung thực với nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ lạm dụng sự tín nhiệm.

Ngược lại, người bị tác động của mặt thái độ tiêu cực trên lá bùa vô hình sẽ chịu một sức ép kinh khủng khiến anh ta trở nên thiếu trung thực. Anh ta cảm thấy hoàn cảnh của mình thật vô vọng và bản thân chẳng thể làm gì để thanh toán những khoản nợ anh ta đã vay. Anh ta sợ hãi, lo lắng, đau khổ và thất vọng.

Hành vi lạm dụng tín dụng sẽ gây ra những căn bệnh tai hại cho thể chất, tinh thần và đạo đức. Bạn hãy nhớ lại Tình thế bức bách, Thái độ tiêu cực và Tội ác trong Chương 3, “Xóa bỏ những tấm mạng nhện trong suy nghĩ”.

OPM và các chu kỳ kinh tế. 

Đầu năm 1928, khi còn là một nhân viên bán hàng trẻ tuổi, W. Clement Stone đã đến gặp ông chủ Ngân hàng Quốc gia Continental Illinois và Công ty Trust, Chicago, đúng lúc ông ấy đang tiếp khách. Trong khi chờ đợi, Clement Stone đã nghe lỏm được câu chuyện giữa hai người. Ông chủ ngân hàng nói: “Thị trường này không thể đi lên mãi. Tôi sẽ bán cổ phần của mình”. 

Biết bao nhà đầu tư đã thua lỗ và mất cả gia tài khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 sau đó. Tất cả chỉ vì họ thiếu kiến thức về các chu kỳ kinh tế, hoặc nếu có kiến thức đi nữa thì họ đã không dám làm như ông chủ ngân hàng: hành động ngay.

Hàng chục ngàn người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội bỗng chốc trở thành tay trắng, cho dù họ là những người trung thực và thận trọng. Họ làm giàu thông qua OPM. Khi cổ phiếu giảm giá, họ vay thêm tiền để mua thêm cổ phiếu, đất đai hay một số tài sản khác.

Khi thị trường chứng khoán đi xuống, cổ phiếu của họ hóa thành mớ giấy lộn, và họ không còn khả năng trả nợ khi đến thời điểm đáo hạn ngân hàng.

Các chu kỳ kinh tế vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Vì vậy, trong nửa đầu những năm 1970, hàng ngàn người lại mất tài sản vì không thể thanh toán nợ đúng hạn, chưa kể một số người còn lún sâu vào cảnh nợ nần do không thể kiềm chế bản thân và tiếp tục vay tiền để mua sắm, chi tiêu.

Bạn phải tìm ra cách trả nợ trước khi sử dụng OPM. ặc dù các chu kỳ kinh tế luôn lặp lại và bạn có thể đánh mất một phần hay toàn bộ sản nghiệp, hãy bình tĩnh làm lại từ đầu vào một thời điểm thích hợp. Rất nhiều người giàu có đã từng đánh mất cả gia tài, tuy nhiên, nhờ không đánh mất thái độ tích cực mà họ gây dựng lại một cơ nghiệp còn thịnh vượng hơn trước.

Các mã số giúp mở cánh cửa dẫn đến thành công trong kinh doanh vốn không nhiều. Tuy nhiên, nếu thiếu một hoặc vài con số bí mật ấy thì bạn sẽ thất bại. Bạn chỉ có thể chạm đến thành công nếu tìm ra những con số đó.

Việc sử dụng vốn vay được xem là phương tiện giúp cho những người trung thực từ nghèo khổ trở nên giàu có. Tiền hoặc tín dụng là một “con số” quan trọng trong dãy mật mã giúp bạn mở cánh cửa dẫn đến thành công.

( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét