Ads 468x60px

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Hãy để mọi chuyện đơn giản

MỤC LỤC 

Chương 12 - Sống Trong Thực Tại Mới


Nếu bạn luôn giữ đúng cam kết với bản thân và mọi việc thì cách sống của bạn sẽ là nhân tố hỗ trợ hoàn hảo cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bạn. Ăn uống lành mạnh, hành xử đúng mực, môi trường phù hợp sẽ là những yếu tố quan trọng đòi hỏi bạn phải lưu tâm. Bạn nhất thiết phải tạo ra một lối sống có những phẩm chất tốt cho sự trưởng thành và sự biến đổi. 

Chương 11 : Thành tố Thứ Bảy - Liên Hệ Với Đấng Quyền Năng


Sau khi đã rèn luyện được khả năng nhận thức thấu đáo, sẽ có một điều kỳ diệu xảy ra và rồi bạn sẽ trải nghiệm thường xuyên hơn cái cảm giác như thể bạn đã được liên kết với đấng đã tạo ra bạn. Thật vậy, bạn luôn được liên kết với trái đất, hệ mặt trời, các vì sao và cả vũ trụ. Cho dù bạn có nhận ra điều đó hay không thì sự thật bạn vẫn được liên kết chặt chẽ với tất cả các sự vật đang tồn tại. Là con người, bạn hoàn toàn có khả năng cảm nhận được sự liên kết giữa bản thân với tất cả những sự vật đang tồn tại quanh mình vốn được xem như đấng quyền năng tối cao. Bạn chính là một phần nhỏ trong toàn bộ hệ thống đó. 

Chương 10 : Thành tố Thứ Sáu - Sự Nhận Thức Tập Trung


Hãy thêm vào trong cuộc sống của bạn sự nhận thức có tập trung. Trước khi thực hiện được điều này có lẽ chúng ta cảm thấy mình đã đủ hạnh phúc nên không lưu tâm đến sự thiếu vắng động lực nào đó thúc đẩy mình khám phá ra hai khía cạnh này của sự trưởng thành. Quả thật, chúng ta sẽ thiếu đi phần quan trọng nhất của cuộc sống nếu không khám phá ra điều này. 

Chương 09 : Thành tố Thứ Năm - Không Ngừng Sáng Tạo


Thành tố thứ năm này là một gia vị cực kỳ tế nhị. Ngay cả khi bạn đã có được bốn gia vị đầu tiên rồi và cuộc sống của bạn về cơ bản đã được thỏa mãn, nhưng đôi khi bạn vẫn cảm thấy những chuỗi ngày qua sao quá tẻ nhạt và không có gì là thi vị, hào hứng. Sự sáng tạo cũng giống như hương thơm hay gia vị thêm vào cho món ăn vốn đã ngon vẻ hấp dẫn và đậm đà hơn. Và khi gia vị này mất đi chúng ta sẽ thấy khó chịu nhưng lại không hiểu rõ lý do vì đâu. 

Chương 08 : Thành tố Thứ Tư - Lòng Trắc Ẩn


Lòng trắc ẩn chính là sự thúc giục của hành động. Điều này lại nảy sinh từ tình yêu, nhưng không phải là kiểu tìnhyêu trong những tiểu thuyết diễm tình lãng mạn mà là tình yêu xuất phát từ chính chúng ta và kết trái bằng những hành động cụ thể dành cho những người khác. 

Chương 07 : Thành tố Thứ Ba - Đề Cao Giá Trị Bản Thân


Đôi khi cách chúng ta tạo ra niềm vui cho bản thân cũng giúp chúng ta xây dựng sự ổn định về tài chính. Cách đây nhiều năm, tôi có một người bạn tên là Barbara. Cô ấy đoạt giải thưởng nhờ tham gia tuyên truyền trong chiến dịch “Nói Không Với Ma Túy” trong học đường thông qua hai tiết mục kịch rối và hài kịch. Barbara tâm sự với tôi rằng cô rất yêu thích công việc của mình. Ngoài việc ổn định tài chính và mang lại niềm vui cho cuộc sống, việc làm của Barbara còn làm tăng thêm giá trị bản thân cô. Thật rất đáng bỏ công khi những việc làm nhỏ nhặt của chúng ta cùng lúc mang lại nhiều gia vị làm cho cuộc sống thêm phong phú. 

Chương 06 : Thành tố Thứ Hai - Tạo Nguồn Cảm Xúc


Thành tố thứ hai để góp phần làm nên một cuộc sống tươi đẹp là giữ cho chúng những xúc cảm thú vị luôn tràn ngập tâm hồn bạn. Những niềm vui đơn giản không đến từ đâu xa mà chính là từ những điều bình dị trong cuộc sống như một buổi dạo bộ, một tối xem phim hay gặp gỡ bạn bè, trò chuyện với người thân bên tách cà phê ấm nồng, một khoảng thời gian ngồi tĩnh tâm, nghe nhạc, những dịp cười đùa sảng khoái bên bạn bè hay bất cứ một hoạt động nào đem lại cho bạn cảm giác vui thích. Mỗi sáng thức dậy bạn cần cảm nhận được vẻ tươi đẹp của cuộc sống và hân hoan chào đón ngày mới, tận hưởng và quý trọng từng phút giây mình đang sống. Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện về những người giàu có nhưng lại kết thúc đời mình bằng cách tự tử. Vậy thì rõ ràng tiền không đủ để mang lại hạnh phúc. Mỗi ngày qua đi chúng ta đều cần cảm thấy vui vẻ, lạc quan. Đây là điều quan trọng để mang đến cho bạn một cuộc sống trọn vẹn. 

Chương 05 : Thành tố Thứ Nhất - Ổn định tài chính


7 THÀNH TỐ LÀM NÊN CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP 

Chỉ cần ghi nhớ bốn điều đơn giản được đề cập ở các chương trước cũng đủ để làm thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tích cực và tốt đẹp hơn cho dù bạn không đọc tiếp phần sau của quyển sách này. Tuy nhiên, nếu muốn hoàn thiện mình hơn nữa thì hãy tiếp túc khám phá bảy thành tố làm nên cuộc sống tươi đẹp được trình bày chi tiết ở bảy chương tiếp theo sau của quyển sách. 

Bạn có thể dùng Bốn Điều Ghi Nhớ kết hợp với Bảy Thành Tố Làm Nên Cuộc Sống Tươi Đẹp và áp dụng chúng vào trong cuộc sống của mình. Nó không chỉ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng, thoải mái hơn mà đồng thời còn trở nên ngày càng tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Thành tố Thứ Nhất 

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

Chương 04 : Điều Thứ Tư - Làm Chủ Cảm Xúc


Chúng ta thường có xu hướng ghi nhớ, khắc sâu trong lòng những phiền muộn người khác gây cho mình và cảm thấy khó có thể nguôi quên. “Anh ấy làm tôi rất đau buồn” hay “Cô ấy làm tôi thật sự bị tổn thương” là những câu ta thường hay nói để giải thích cho những cảm giác tức giận, buồn bực và thất vọng trong cuộc sống. Thật ra, những sự kiện diễn ra bên ngoài chỉ là chất xúc tác mà thôi. Bản thân chúng ta mới là người quyết định, chính ta là người đã chọn cho mình cách phản ứng ấy. Bạn không phải là một cỗ máy để có thể luôn phản ứng rập khuôn một cách tự động theo quy trình đã được lập sẵn mỗi khi được bật nút. Bạn hoàn toàn làm chủ suy nghĩ của mình, hoàn toàn tự do chọn cách phản ứng phù hợp theo ý mình. Cách bạn đánh giá và nhìn nhận sự việc sẽ quyết định cảm xúc của bạn. Nếu bạn tiếp nhận một tình huống nào đó bằng thái độ giận dữ và căng thẳng, bạn cũng sẽ mang tâm trạng u uất và nặng nề như thế. Còn nếu bạn nhìn sự việc ở khía cạnh đơn giản, thấy được mặt tích cực trong sự tiêu cực, bạn sẽ mang tâm trạng nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi nghĩ về nó. 

Chương 03 : ĐIỀU THỨ BA - GIỮ LỜI HỨA


Bây giờ bạn đã quen nói lên sự thật và cũng rất nhạy bén và tinh ý trong việc đề nghị sự giúp đỡ của người khác để đạt được điều mình mong muốn khi biết họ sẽ sẵn lòng. Vậy thì hãy dùng những kỹ năng đó cho điều thứ ba này: giữ lời hứa. Nếu bạn không chân thật, bạn không thể nói ra những điều bạn thật sự cần hay mong muốn, vậy thì làm sao bạn có thể đạt được thỏa thuận hay giữ lời với ai đó? Vậy chính bạn chứ không phải ai khác, đã tự tạo thất bại cho mình đấy thôi! 

Chương 02 : ĐIỀU THỨ HAI - THỂ HIỆN ƯỚC MUỐN


Bạn sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp từ việc nói đúng sự thật bằng cách ghi nhớ điều quan trọng thứ 2 này: hãy yêu cầu những gì bạn muốn. Ví dụ như, tại bàn ăn, bạn có thể nhờ ai đó bằng câu nói nhẹ nhàng, lịch sự như: “Anh vui lòng đưa giúp tôi hũ tiêu” mà không hề cảm thấy có lỗi hay thấy mình đang lợi dụng người khác. Lời đề nghị trên thật dễ dàng đúng không? Vậy thì tại sao rất nhiều người trong chúng ta thường lưỡng lự khi muốn nhờ ai đó xoa bóp hai vai trong lúc sự nhức mỏi dai dẳng khiến cả phần thân trên của bạn gần như tê cứng? Sự thật là, bạn sẽ luôn nhận được những gì mình muốn nếu chịu cất lời hơn là cứ câm lặng chịu đựng trong đau đớn. Thành thật nói lên những gì bạn muốn là một dấu hiệu cho thấy bạn biết yêu và quý trọng bản thân mình và điều này sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. 

Chương 01 : ĐIỀU THỨ NHẤT - NÓI LÊN SỰ THẬT


Ý TƯỞNG CÓ SỨC MẠNH DIỆU KỲ 

Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản được hình thành từ 11 ý tưởng. Bốn ý tưởng đầu tiên được giới thiệu trong bốn chương ngay sau đây là những điều đơn giản cần phải ghi nhớ. Sau đó sẽ là bảy thành tố giúp làm cho cuộc sống của bạn trở nên khác biệt và tươi đẹp hơn. Bốn điều đơn giản trên kết hợp với bảy thành tố sẽ cho ra mười một ý tưởng hành động mà bạn có thể khởi đầu ngay nếu thật sự muốn làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn. Mười một ý tưởng đơn giản nhưng có sức mạnh diệu kỳ này có thể tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong những chuỗi sự kiện diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn. 

Lời tựa

Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống của mình. Nếu trong đời sống hằng ngày, bạn luôn phải đối đầu với những vấn đề tài chính, quan hệ gia đình, sức khỏe và sự nghiệp, thì cuốc sống chẳng khác nào địa ngục. Thế nhưng một khi bạn đã học được cách để cho mọi viện trôi chảy suôn sẻ và dễ dàng thì cuộc sống sẽ trở thành chốn thiên đường. 

Già quá sớm, khôn quá muộn


MỤC LỤC

Chương 30 : Sự tha thứ là một hình thức bỏ qua nhưng chúng không giống nhau hoàn toàn


Cuộc sống có thể được nhìn như hàng loạt những điều mà ta bắt buộc phải làm, luyện tập cho hành động cuối cùng để có thể bỏ qua cái tôi trần tục của mình. Thế thì tại sao con người lại cảm thấy khó đến vậy khi đầu hàng quá khứ. Những ký ức của chúng ta, dù là tốt hay xấu chính là cái đã đưa đến cho chúng ta một mong muốn tiếp tục và nối kết vai trò của rất nhiều người thành một tâm hồn vốn trú ngụ tạm thời trong một cơ thể là ta.

Chương 29 : Sự khoẻ mạnh về tinh thần đòi hỏi quyền tự do lựa chọn


Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một dạng rối loạn cảm xúc nào là người ta bị căng thẳng tinh thần về những vấn đề nào đó. Những người chịu đựng chứng trầm cảm, lo lắng, bệnh lưỡng cực hay bệnh tâm thần phân liệt là vì họ bị ngăn cách với việc thích ứng với thế giới bên ngoài và phải điều chỉnh hành vi của mình để đền bù cho bệnh tật của họ.

Chương 28 : Trong số các hình thức của sự can đảm, khả năng hài hước là khả năng cơ bản nhất.


Với tất cả sự quan tâm đúng mực tới những khái niệm hai chiều, người ta rất khó để chấp nhận đồng thời những cảm xúc như vậy. Ví dụ, một trong những phương cách thông thường chống lại thái độ lo âu là hoàn toàn thả lỏng cơ bắp. Nếu ai đó dạy cho những người đang sầu não cách thư giãn xương cốt, thì họ đã có một thứ công cụ để có thể sử dụng khi chính họ lâm vào những tình thế như vậy với dấu hiệu toát mồ hôi, tim đập nhanh, thở gấp và có cảm giác nghẹt thở và tìm ra các cách thông thường để tấn công sự hoảng sợ.

Chương 27 : Thiên đàng thực sự là thiên đàng mà chúng ta đã mất


Nỗi nhớ quê nhà đối với một quá khứ được lý tưởng hoá rất phổ biến và thường vô hại. Kỷ niệm, tuy nhiên, có thể làm cho mọi nỗ lực của ta hướng tới tương lai bị méo mó. Khi người ta say mê kể về những điều đã xảy ra, thì hầu như luôn luôn tương phản với những gì giờ đây đang diễn ra và phản chiếu một tương lai ảm đạm.

Chương 26 : Chúng ta thường sợ những điều sai trái


Chúng ta sống trong một xã hội mà nỗi sợ đang ngày một tăng lên. Đó là đất làm ăn của các hãng quảng cáo đã khơi dậy những nỗi lo sợ của chúng ta về việc chúng ta có cái gì, trông ra sao và liệu rằng chúng ta có đủ gợi tình hay không. Một người tiêu thụ không thoả mãn với bản thân thì sẽ sẵn sàng hơn để mua hàng. Cũng tương tự như vậy, mục đích của các tin tức trên ti vi là nỗ lực nắm được sự quan tâm của chúng ta bằng cách làm cho chúng ta sợ qua những câu chuyện về các tội ác đầy bạo lực, những thảm hoạ thiên nhiên, sự đe doạ của thời tiết và sự hoảng loạn về những nguy cơ về môi trường (Liệu nước uống của bạn có an toàn không? Xin hãy xem bản tin lúc mười một giờ). 

Chương 25 : Các bậc phụ huynh có một khả năng hạn chế trong việc tạo nên tính cách con cái, nếu không phải là làm cho nó tồi tệ hơn.


Ở trường đại học của con tôi, người ta dành một phần trong bài viết khoá luận của sinh viên cho những bức ảnh khi còn là trẻ con của những ai đã tốt nghiệp với một vài lời bình luận ngắn gọn từ các bậc cha mẹ. Hầu hết các bức thông điệp đều chứa dưới dạng khác nhau của nội dung sau: «Cha mẹ rất tự hào về con». Đó dường như chỉ là một cảm giác rất tự nhiên trong giây lát, nhưng cảm tưởng của tôi khi hoà nhập vào niềm hãnh diện đó lại đích thực là sự tự mãn diễn ra phổ biến trong các công việc lớn lao mà với tư cách làm cha làm mẹ, chúng ta đã làm. Chúng ta đã chiếm hữu cho bán thân những thành công mà bọn trẻ đạt được.

Chương 24 : Ưu điểm lớn của sự ốm đau là nó giúp người ta lẩn tránh bổn phận.


Mọi người thường bước vào văn phòng của tôi với sự tuyệt vọng. Không ai tình cờ ghé qua để chuyện phiếm cả. Giá cả của việc chữa bệnh tâm lý và sự ngại ngùng khi bộc lộ bất cứ một dạng rối loạn cảm xúc nào có liên quan khiến những ai đến tìm sự trợ giúp của tôi cũng cảm thấy đau đớn. Vì thế nhiều người trong số họ đã ngạc nhiên khi tôi hỏi họ rằng liệu những khó khăn hiện tại của họ có lợi ích gì không. Họ đã quá quen với việc tập trung tư tưởng vào những nỗi bất hạnh khốn khổ của mình và những hạn chế có thể gây ra do sự tuyệt vọng và lo lắng của họ đến nỗi mà chưa bao giờ họ nghĩ là có lợi gì từ tình trạng này.

Chương 23 : Không ai thích bị người khác sai bảo.


Dường như quá hiển nhiên để đề cập và gán cho sự giao tiếp thân mật liên quan đến sự khuyên bảo và những lời chỉ dẫn. Đôi khi, tôi hỏi các bậc cha mẹ về những đứa trẻ để theo dõi số phần trăm về sự giao tiếp của chúng bao gồm cả sự phê phán hay định hướng (cái sau là một biến thiên của cái trước). Tôi đã quen nghe con số này lên đến khoảng 80 hay 90 phần trăm. Đôi khi, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự giao tiếp giữa chính các bậc cha mẹ cũng đạt được cùng một con số.

Chương 22 : Tình yêu không bao giờ mất đi, ngay cả trong cái chết


Tôi là một người cha đã hai lần mất con. Trong thời gian có mười ba tháng, tôi đã mất con trai cả vì cháu tự sát và con trai út vì bệnh máu trắng. Nỗi đau đớn đã dạy tôi nhiều điều về sự mong manh của cuộc sống và sự tận cùng của cái chết. Mất một điều có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta là một bài học giữa sự vô vọng, tủi nhục và sống sót. Sau khi bị tước bỏ mọi ảo ảnh về việc có thể kiểm soát cuộc sống, tôi đã neo đậu, tôi phải quyết định vấn đề nào vẫn còn đáng quan tâm. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng những điều hiển nhiên nhất -Tại sao lại là các con trai của tôi? Tại sao lại là tôi?- thật là vô nghĩa vì chúng không giúp ta tránh khỏi số phận. Tất cả những sự hấp dẫn của sự công bằng đều là tưởng tượng mơ hồ.

Chương 21 : Tất cả chúng ta đều hướng tới huyền thoại về một người xa lạ hoàn hảo


Không có một nhân tố nào của sự không hài lòng với cuộc sống thông thường hơn là niềm tin rằng trong tuổi trẻ, chúng ta đã lựa chọn sai người bạn đời của mình. Những ảo vọng tiêu tan thường được khơi gợi từ một điều tâm niệm rằng ở đâu đó có một người sẽ cứu rỗi chúng ta bằng tình yêu của mình. Nhiều sự không chung thuỷ chính là đỉnh cao của những cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng lại đặt trên nền tảng của ảo ảnh này.

Chương 20 : Nói dối chính mình là đáng thương


Sự xác thực là một lý tưởng rất đáng coi trọng. Mặc dù được đòi hỏi là đóng nhiều vai khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta rất muốn nhìn thấy chính mình có một hình ảnh xác định nào đó có thể bộc lộ được giá trị cốt lõi của chúng ta trải qua thời gian. Hầu hết mọi người chúng ta cũng nhấn mạnh tầm quan trọng vào cách mà người chúng ta coi trọng nhìn nhận chúng ta.

Chương 19 : Chạy trốn sự thật là vô ích


Năm bốn mươi ba tuổi, tôi đang phải theo một khoá huấn luyện về tâm lý học liệu pháp. Một ngày nọ, bác sĩ phân tích bảo tôi rằng tôi là con nuôi. Lúc đó, tôi đang nằm trên giường và trước đó ít ngày, tôi đã tham gia vào một hội nghị nơi có khá nhiều người trưởng thành nói chuyện về tìm kiếm những người đã sinh ra mình. Bác sĩ tâm lý hỏi tôi sẽ làm gì nếu tôi ở vào vị trí của họ, tôi đáp lại rằng chắc chắn là tôi sẽ đi tìm cha mẹ đẻ của mình và ông ta khuyên: «Hãy bắt đầu tìm kiếm đi!».

Chương 18 : Không có gì vô ích và thông thường hơn là làm những điều tương tự mà lại mong đợi có kết quả khác nhau


Lỗi lầm là hậu quả của con người và là yếu tố cấu thành – một nhân tố quan trọng của việc thử nghiệm và học từ lỗi của chính mình. Một vài lỗi lầm có những hậu quả lâu dài hơn những lỗi khác, một số ít không thể nào sửa chữa được. Cái làm người ta điên tiết nhất là những kinh nghiệm tạo ra những lỗi lầm lặp đi lặp lại. Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng trong cái cách mà mọi người lựa chọn người sẽ trở nên thân thiết đối với mình. Một người nào đó đã gợi ý rằng cuộc hôn nhân lần thứ hai chứng tỏ thắng lợi của niềm hy vọng vượt lên trên kinh nghiệm. Người ta có thể mong đợi trong tâm khảm rằng những bài học đã được học trong cuộc hôn nhân thứ nhất sẽ làm cho quá trình lựa chọn cuộc hôn nhân thứ hai tốt hơn. Lạy trời, tỉ lệ thất bại của những cuộc hôn nhân sau thậm chí còn vượt hơn 50 % so với những may rủi lần đầu chúng ta đám đương đầu với hôn nhân khi còn trẻ!

Chương 17 : Tình yêu đơn phương thì đau đớn và không lãng mạn


Về cơ bản, tình yêu đơn phương là sự mong đợi những gì chúng ta không thể có. Ai trong số chúng ta chưa từng chịu nổi đau của nó? Những sự phải lòng khi còn nhỏ và lúc vị thành niên thường không giống cách mà những người trưởng thành tìm kiếm người bạn đời hoàn hảo của họ. Cái mà chúng ta tìm kiếm là một người nào đó do chúng ta tưởng tượng ra sẽ làm chúng ta trở nên hoàn thiện và khẳng định giá trị của chúng ta, và tình yêu của người đó sẽ sưởi ấm chúng ta lúc tuổi già. Đó là một ảo ảnh rất mạnh mẽ nhưng hiếm khi biến thành hiện thực.

Chương 16 : Không phải tất cả những ai lang thang đều lạc đường


Người Mỹ là những người chi li tính toán. Chúng ta đánh giá những mục tiêu có thể nhận rõ bằng các giác quan và tìm con đường thẳng nhất để đạt được chúng. Hệ thống giáo dục của chúng ta đưa chúng ta vào con đường của những cuộc hành trình theo các bước rõ ràng. Luật lệ mà chúng ta phải theo cũng rất rõ và liên quan đến sự tuân theo các nhà chức trách, lao động chăm chỉ và hợp tác với nhau. Tư tưởng ban đầu được thông qua một cấu trúc có tôn ti trật tự mà chúng ta đã được giáo dục kỹ lưỡng. Người ta dạy chúng ta làm những cái họ bảo chúng ta làm cho đến thời gian thích hợp- khi chúng ta được phép để bảo những người khác điều mà họ phải làm.

Chương 15 : Chỉ những điều tồi tệ mới xảy ra nhanh chóng.


Một trong những ảo tưởng tồi tệ nhất mà những người đi tìm kiếm sự thay đổi cho cuộc sống của mình là niềm tin cho rằng người ta có thể nhanh chóng đạt được hạnh phúc. Một khi chúng ta «biết» phải làm gì, có vẻ như chúng ta phải có khả năng để làm điều đó! Những sự thay đổi bất thường này hiếm khi xảy ra và nhiều người lấy làm bối rối về điều đó. 

Chương 14 : Tình yêu chân chính là quả táo trên vườn địa đàng.


Trong Kinh Thánh, chính là khi bị rơi từ Thiên đàng xuống, không được hưởng những ơn lành của đức Chúa mà Adam và Eva bị lưu đầy và từ đó có con người chúng ta: dù tò mò, yếu đuối và khao khát vì nhau nhưng chúng ta vẫn trung thành với Đức Chúa Trời. Chính là vì trái cấm mà họ không thể kháng cự. Liệu có đáng không khi mà chúng ta từ một tình trạng hoàn hảo, trần truồng và bất tử biến thành những người phải lao động và biết xấu hổ? («Con chỉ có thể ăn miếng bánh mì có được từ mồ hôi chảy ròng trên mặt con»).

Chương 13 : Hạnh phúc là sự liều lĩnh thượng hạng.


Những người tuyệt vọng có xu hướng tự nhiên để tập trung vào những «triệu chứng» của họ: buồn, thiếu sinh lực khó ngủ, ăn không ngon miệng, không có khả năng để hài lòng. Thật dễ để bị mắc kẹt khi người ta cố gắng bằng cách dùng thuốc và vật lý trị liệu để làm giảm những nỗi lo lắng. Tuy nhiên đôi khi, nhất là khi chúng ta nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng không có hiệu quả, chúng ta phải định hướng lại sự chú ý của mọi người vào những khả năng có lợi cho sự tuyệt vọng của họ. 

Chương 12 : Vấn đề của những người lớn tuổi thường nghiêm trọng nhưng ít khi thú vị


Tuổi già thường được coi là thời khắc của sự lên ngôi. Sau những năm dài làm việc, người về hưu được tận hưởng sự thoải mái, an toàn về xã hội và những sự giảm giá dành cho người già. Tuy nhiên, tất cả những cái đó chỉ là sự đền bù nghèo nàn cho tình trạng xuống cấp của những người lớn tuổi. Người già thường bị đánh giá là không vững vàng trong trí tuệ và thể xác. Ngoài vai trò của một người tiêu thụ, ý tưởng rằng người già còn có chút gì hữu ích để đóng góp cho xã hội hiếm khi được chú ý tới.

Chương 11: Nhà tù an toàn nhất chính là nhà tù do chúng ta tự xây nên.


Khi chúng ta nghĩ về sự mất tự do, ta hiếm khi tập trung chú ý vào cách mà chúng ta tự nguyện áp đặt những hạn chế đối với cuộc sống của mình. Những điều chúng ta sợ phải thử và tất cả những ước mơ không thành đã hình thành nên cuộc đời của chúng ta và việc chúng ta có thể trở thành người như thế nào. Thường thì chính nỗi sợ và những chị em họ hàng của nó như sự lo lắng đã khiến cho chúng ta không dám làm những điều sẽ giúp chúng ta hạnh phúc. Có quá nhiều điều trong cuộc đời của chúng ta. Nhà tù an toàn nhất chính là nhà tù do chúng ta tự xây nên bao gồm những lời hứa sáo rỗng. Những thứ mà chúng ta khao khát là học vấn, thành công trong công việc, yêu một người nào đó là mục đích mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Đó không phải là cách để đạt được những điều tế nhị hay nhìn rõ những góc khuất trong tâm hồn một con người. Tuy nhiên, chúng ta thường không làm những điều cần thiết để trở nên người chúng ta muốn.

Chương 10 : Điểm mạnh nhất của chúng ta cũng chính là điểm yếu nhất


Những đặc tính cá nhân có liên quan chặt chẽ với thành công trong lĩnh vực học thuật hay nghề nghiệp: tinh tế trong công việc, chú ý đến các chi tiết, khả năng thích ứng với thời gian, lương tâm nghề nghiệp. Những người có những nét tính cách này nói chung là những sinh viên xuất sắc và những công nhân có hiệu quả trong công việc. Nhưng sống với họ thường rất khó khăn.

Chương 09 : Hai câu hỏi quan trọng nhất của cuộc sống là «tại sao có?» và «tại sao không?». Vấn đề là phải đặt ra câu hỏi nào.


Đòi hỏi sự hiểu biết về việc tại sao chúng ta làm những điều này điều nọ là điều kiện tiên quyết giúp bạn thay đổi. Điều này đặc biệt đúng khi nói chuyện về những mô hình lặp đi lặp lại về hành vi không có hiệu quả đối với chúng ta. Socrates đã ngầm ám chỉ điều này khi ông nói: «Cuộc sống mà không có sự tự kiểm soát là không đáng sống». Nhiều người trong số chúng ta đã không theo lời khuyên của ông như một lời chứng đối với công việc đầy khó khăn và những sự hổ thẹn tiềm ẩn mà những sự tự kiểm soát như vậy gây ra.

Chương 08 : Sự hoàn hảo là kẻ thù của những gì tốt đẹp


Hầu hết chúng ta đều bỏ ra rất nhiều thời gian và năng lượng để cố gắng kiểm soát điều xảy ra với mình trong tiến trình phức tạp trong cuộc sống. Chúng ta được dạy để theo đuổi một dạng thức an toàn nào đó, chủ yếu qua việc thu được những giá trị vật chất và phương cách để đạt được chúng. Có một loại đường đi khác mà chúng ta sớm khởi hành để tìm kiếm với một gợi ý mơ hồ rằng nếu chúng ta «thành công» thì chúng ta sẽ hạnh phúc và an lành.

Chương 07: Hãy can đảm và có thể sức mạnh sẽ đến với bạn


Khi còn trẻ, tôi buộc phải ở trong chiến tranh một thời gian. Tôi đã đến Việt Nam vì nhiều lý do, điều quan trọng nhất là để xem tôi có phải là người can đảm hay không. Lúc đó, tôi đã rất tuyệt vọng, thậm chí có lúc tôi đã muốn chết. Dù sao đi chăng nữa thì tôi cũng đã tham gia vào cuộc chiến tranh đó. Tôi đã tin là chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở nơi nào đó. Kinh nghiệm chiến trận đã giúp tôi xây dựng sự nghiệp bước đầu của mình trong ngành quân y.

Chương 06 : Cảm xúc theo sau hành vi


Khi mọi người tới xin các bác sĩ giúp đỡ họ, họ đang tìm kiếm cách thay đổi lối suy nghĩ của mình. Liệu rằng họ có phải đấu tranh với những nỗi buồn đang xâm chiếm của sự tuyệt vọng, sự căng thẳng và lo lắng, hay họ chỉ muốn đỡ căng thẳng và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Những cảm xúc không mong muốn đang can thiệp vào những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của họ. Thường thì khả năng của họ có thể đáp ứng với trách nhiệm. Đôi khi, họ cũng phải chịu đựng sự thiếu khả năng tìm kiếm sự hài lòng: cuộc sống của họ toàn những sự nghiêm túc, họ đã đánh mất khả năng mỉm cười. 

Chương 05 : Người ít lo lắng nhất là người kiểm soát được mối quan hệ


Tôi chú ý đến hôn nhân vì nó là sự ủng hộ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đề tài bàn tán chung của mọi người là hôn nhân đang trở nên sự tranh giành quyền lực; trong thực tế, có vẻ như hôn nhân đã là như vậy ngay từ khi khởi đầu. Vấn đề mà cuộc tranh giành đặt ra thường rất quen thuộc - tiền bạc, con cái, tình dục-nhưng những nguyên nhân ngầm ẩn phía sau thường là lòng tự trọng bị xúc phạm hay những mong đợi được thoả mãn. 

Chương 04 : Những rắc rối thời thơ ấu có thể khiến người ta vượt ra khỏi giới hạn thông thường


Những câu chuyện về cuộc đời của chúng ta, khác xa với những chuyện được kể lại một cách ổn định, thường được ôn đi ôn lại liên tục. Những sợi chỉ mỏng manh của mối quan hệ nhân quả đã được dệt đi dệt lại và được kể lại khi chúng ta cố gắng giải thích cho chính mình và những người khác việc chúng ta đã trở thành con người hiện nay như thế này. Khi tôi lắng nghe những câu chuyện kể về quá khứ, tôi thực sự ấn tượng về cách mà mọi người nối tiếp những gì họ trải qua trong thời thơ ấu với con người của họ hiện nay. 

Chương 03 : Thật khó để xoá bỏ một điều bằng lô gích khi nó ra đời từ sự phi lý



Theo kinh nghiệm của tôi, các bác sĩ vật lý trị liệu đã lãng phí quá nhiều thời gian để cố thuyết phục mọi người không cư xử một cách phi lý, bệnh hoạn hay có vẻ khó hiểu. Chẳng hạn như một người vừa đi làm việc về và câu đầu tiên anh ta buột ra là: «Trời ơi, chỗ này bừa bộn quá!». Con cái anh ta bỏ đi còn bà vợ, cũng vừa đi làm về lại còn phải đi đón con, phát khùng lên. Buổi tối hôm đó là một sự khởi đầu tồi tệ. Khi nghe câu chuyện này, ông bác sĩ bèn phê phán rằng thật sai lầm khi bạn phê bình một người vợ đang mệt mỏi sau một ngày làm việc dài lê thê. Ai cũng đồng ý rằng điều quan sát của ông bác sĩ là đúng nhưng anh chồng không thay đổi được thói quen đó của mình, đơn giản là anh ta chỉ thay đổi vấn đề sẽ bị đưa ra phê phán mà thôi. Hai con người đó cứ tiếp tục chung sống trong sự bất hạnh và sự xung đột của họ vẫn tiếp tục. 

Chương 02 : Chúng ta là những điều mà chúng ta thực hiện


Mọi người thường tới chổ chúng tôi xin thuốc. Họ đã quá mệt mỏi về tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi và mất hết sự quan tâm đến những điều trước đó đã từng đem lại cho họ niềm vui sống. Hoặc là họ không ngủ được hoặc là họ ngủ suốt ngày; họ biếng ăn hay ăn quá độ. Họ luôn phiền lòng và hay đãng trí, thường thì họ ước chết quách cho rảnh nợ. Họ khó nhớ ra nổi điều gì có thể làm cho họ hạnh phúc. 

Chương 01 : Nếu bản đồ không hợp với địa hình có nghĩa là bản đồ sai.


Đã lâu lắm rồi, khi tôi còn là một thiếu úy trẻ trong phi đoàn số 82. Lúc ấy tôi đang cố gắng định hướng tại vùng Fort Bragg, North Carolina. Khi tôi đang nghiên cứu bản đồ, thượng sĩ của trung đội tôi, một cựu chiến binh trong số các hạ sĩ quan tiến lại gần: «Thiếu úy đã tìm ra nơi chúng ta đang đứng chưa?», anh ấy hỏi. Tôi trả lời: «Theo bản đồ thì chỗ này lẽ ra phải có một ngọn đồi ở đây những tôi không trông thấy nó, thưa ngài». Anh ấy nói: «Nếu bản đồ không hợp với địa hình thì có nghĩa là bản đồ sai». Ngay lúc ấy tôi cũng biết là mình vừa mới nghe thấy một chân lý cơ bản. 

Lời nói đầu

Dr. Gordon Livingston
Tám năm qua, Gordon Livingston là một trong những người quan trọng nhất đời tôi, thế mà tôi mới chỉ gặp ông có một lần. Cả hai chúng tôi đều không còn trẻ nhưng chúng tôi là những người được hưởng lợi từ kiểu giao tiếp của những người trẻ tuổi: Chúng tôi gặp nhau trên Internet, qua một cộng đồng trên mạng giành cho những bậc cha mẹ bất hạnh. Ông và một số người khác chính là những người mà tôi cần khi con tôi mất, những người thực sự hiểu khoảng trống mà tất cả chúng ta đang rơi vào, và đang cố gắng – đôi khi nửa vời để bám giữ. 

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Phớt Lờ Tất Cả & Bơ Đi Mà Sống - Ignore Everybody - Hugh Macleod



MỤC LỤC

40. Không có gì thuộc về khoa học tên lửa.


Nếu cần phải thu gọn toàn bộ cuốn sách này lại trong một vài dòng, tôi sẽ viết thế này: “Làm việc chăm chỉ. Kiên trì. Sống giản dị và kín tiếng. Giữ thái độ khiêm tốn. Luôn lạc quan. Tạo ra vận may của chính mình. Hãy tử tế. Hãy lịch sự”.

39. Khi đã trở thành hiện thực, giấc mơ không còn là giấc mơ nữa.


Thành công không đến từ hướng bạn dự tính. Thất bại cũng vậy.

LƯỢC SỬ MÔ HÌNH :VẼ BIẾM HỌA LÊN MẶT SAU DANH THIẾP”

38. Ý nghĩa mới quan trọng, còn con người thì không.


Trích bài viết “Ý nghĩa phát triển” trên blog của tôi, tháng Hai năm 2005:

Như lời Đức Phật nói, đường đến Niết Bàn có nhiều lối. Khai sáng là căn nhà có sáu tỉ cánh cửa. Khi còn sống, chúng ta không định tìm CÁNH CỬA, không phải MỘT CÁNH CỬA nào đó, mà là tìm CÁNH CỬA DUY NHẤT CỦA RIÊNG TA.

37. Bắt đầu viết blog.


Blog (hoặc bất cứ phương tiện xã hội nào bạn chọn) có thể đánh đổ đội ngũ gác cổng dễ đến kinh ngạc.

36. Hãy thưởng thức hương vị vô danh khi còn có thể.


Khi bạn đã “thành công”, công trình của bạn sẽ không còn như trước được nữa.

Câu chuyện này đã quá quen thuộc, được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần rồi. Một người tài năng tạo ra được những điều kì diệu và tuyệt vời khi chị còn trẻ tuổi, nghèo đói, cô đơn, và thế giới chẳng hề quan tâm đến. rồi một ngày có điều gì đó xảy ra, thế là vận may của chị vĩnh viễn thay đổi. Điều tiếp theo bạn biết là chị trở thành người nổi tiếng, tạo ra đủ thứ bẩn thỉu, giao du với quý tộc và ngôi sao điện ảnh. Đấy là giấc mơ của rất nhiều nghệ sĩ trẻ, là thứ để họ tiếp tục vững bước trong những năm tháng khởi đầu đói kém.

35. Cẩn thận khi biến sở thích thành nghề nghiệp

Nghe qua thì rất tuyệt, nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó.

Tỷ phú quá cố người Anh James Goldsmith từng mỉa mai rằng: “Khi người đàn ông lấy vợ, ngay lập tức anh ta trở thành một vị trí khuyết”.