Ads 468x60px

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

100. Lên kế hoạch cho thành công của bạn:


Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu chỉ là điều gì đó bạn đang nhắm tới. Tuy nhiên, các mục tiêu luôn đóng vai trò quyết định trong mọi thành quả kinh doanh của bạn, dù theo nhiều cách khác nhau. Quy trình đặt ra mục tiêu sẽ buộc bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng về những gì bạn mong muốn, cũng như các biện pháp tăng trưởng kinh doanh. Quy trình này giúp bạn định hướng hợp lý trong suốt lộ trình vươn tới các kết quả tăng trưởng.

99. Xây dựng những mục tiêu có ý nghĩa và xứng đáng để hoàn thành


Khi tìm kiếm những mục tiêu mới, hãy đảm bảo rằng chúng có đủ các đặc điểm sau:

98. Sức mạnh của trí tưởng tượng:


Khi bạn bắt đầu nghĩ tới các mục tiêu, hãy đặt bản thân vào tương lai và suy nghĩ về nó một cách thực tế. Bạn xác định thời điểm mục tiêu sẽ được hoàn thành, sau đó dừng lại, nhắm mắt và thử hình dung rằng bạn đang ở đó.

97. Thư giãn!


Nếu việc đặt ra và hoàn thành các mục tiêu không khiến bạn vui vẻ, vậy tại sao bạn còn băn khoăn theo đuổi chúng? Hãy để tâm trí dẫn dắt bạn tới những giấc mơ tuyệt vời, và đừng giới hạn các nhu cầu của bạn. Việc đặt ra các mục tiêu, và biến quá trình này thành một trò chơi thú vị là điều cần thiết đối với bạn, giúp cải thiện đáng kể cơ hội hoàn thành mục tiêu của bạn. Bên cạnh đó, việc đặt ra một mục tiêu mới sẽ thách thức bạn vươn tới những mục tiêu cao hơn.

96. Xem xét lại các mục tiêu của bạn:


Giá trị của một mục tiêu nằm ở chỗ chúng có ổn định hay không và kết quả chúng đem lại cho bạn là gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là mục tiêu nên bất di bất dịch. Bạn nên định kỳ xét duyệt lại các mục tiêu của bạn để xem liệu chúng có cần được thay đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ hay không. Sự thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân của bạn, chẳng hạn như quyết định dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, có thể khiến một vài mục tiêu trở nên không còn phù hợp nữa.

95. Để khách hàng quay trở lại nhiều hơn:


Với sự gia tăng vùn vụt của các chi phí nhằm thu hút khách hàng mới, những nỗ lực tập trung vào việc giữ chân và đẩy mạnh doanh thu từ các khách hàng cũ ngày càng được chú trọng. Chi phí để có được một khách hàng mới cao gấp năm lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ. Các chương trình khách hàng trung thành (chương trình phần thưởng khách hàng) cũng dần dần trở nên thiết yếu trong bối cảnh giá cả nhạy cảm và đâu đâu cũng là những sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau. Dưới đây là một số điều bạn cần nắm vững khi xây dựng một chương trình phần thưởng khách hàng:

94. Vượt xa những mong muốn cơ bản:


Bạn có một đội ngũ nhân viên tận tuỵ, hay một nhóm chuyên giải quyết khó khăn cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả?

93. Để khách hàng biết rõ sự giúp đỡ của bạn:


Bạn cần để khách hàng thấy rõ tất cả những gì bạn đang làm cho họ. Điều này có thể được thực hiện trong phương thức thư tin tức gửi tới khách hàng, hay bằng các cuộc gọi điện thoại, ghé thăm trực tiếp….

92. Quý vị có nhớ tôi không?


Hãy gửi những lá thư viết tay mang tính cá nhân tới các khách hàng cũ của bạn. Bạn có thể viết: “Tôi đang ngồi tại bàn làm việc và tên của bạn bỗng nảy ra trong tâm trí tôi. Hãy cho tôi biết nếu bạn cần một sản phẩm túi xách nào đó.

91. Sau bán hàng:


Hãy thể hiện với khách hàng rằng bạn luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp. Sau khi bán hàng, bạn nên gọi điện cho khách hàng và hỏi họ:

90. Tại sao bạn nên là một nhà cải cách hăng hái?:


Do các công ty nhỏ phụ thuộc vào cộng đồng địa phương nhiều hơn so với các tập đoàn lớn, nên bạn không thể thành công trong một cộng đồng nếu không hòa mình tối đa vào đó. Điều này sẽ rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của bạn, cho cộng đồng, và cuối cùng là có lợi cho bản thân bạn. Muốn công việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời có thể giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng địa phương, bạn nên trở thành một công dân tốt. Dưới đây là những phần thưởng dành cho một công dân tốt:

89. Tham gia như thế nào?


Không có giới hạn nào, nếu bạn thành tâm muốn giúp đỡ cộng đồng. Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể áp dụng để triển khai các hoạt động xã hội tại công ty mình:

88. Chia sẻ sự giàu có của công ty bạn:

Bạn có quan tâm tới những công việc của cộng đồng có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của bạn? Hãy xem xét một số ý tưởng sau:

87. Xây dựng một thành phố mà mọi người đều muốn sinh sống tại đó:


Trên cương vị một chủ doanh nghiệp, mục tiêu đầu tiên của bạn có thể không phải là sự phát triển lớn mạnh của thành phố nơi bạn sống và làm việc, nhưng quả thật bạn nên đặt mục tiêu như vậy. Nếu thành phố bạn thịnh vượng, công ty của bạn sẽ có phần thưởng là số lượng khách hàng đông đảo hơn và đội ngũ nhân viên có năng lực hơn. Và một trong những nhân tố then chốt để nuôi dưỡng sự thịnh vượng của thành phố là thu hút các nhân viên sáng tạo - những người sẽ khởi sự và làm việc trong các công ty năng động, luôn đổi mới.

86. Khuyến khích nhân viên làm từ thiện:


Một biểu hiện đơn giản nhất của việc hoà mình vào cộng đồng là khuyến khích nhân viên làm các công tác từ thiện tại địa phương.

85. Tiết kiệm trong việc xúc tiến kinh doanh:

Bạn muốn tiếp thị các hoạt động kinh doanh khi ngân sách còn hạn hẹp? Những người quen có thể giúp đỡ bạn. Dưới đây là ba cách để mọi người trong mạng lưới quan hệ xã hội của bạn sẽ trợ giúp những nỗ lực tiếp thị của bạn:

84. Tổng chi phí văn phòng:


Những chi phí văn phòng có thể là một trong những nhân tố dẫn tới thất bại tài chính của bạn, trừ khi bạn quản lý chúng một cách hiệu quả từ đầu vào tới đầu ra. Bạn hãy trang bị những hộp mực in có thể tái sử dụng. Hãy vào Google hay Trang Vàng để tìm kiếm các nhà cung cấp hộp mực tái sử dụng ở địa phương bạn.

83. Khôn khéo trong việc mua bảo hiểm


Mua bảo hiểm là một trong những thủ tục cần thiết, nhưng cũng không kém phần phiền hà. Các chủ doanh nghiệp giỏi luôn tìm ra được các kế sách giúp họ giải quyết vấn đề bảo hiểm một cách tốt nhất. Điều này không có nghĩa là họ không mua bảo hiểm, mà cái chính là hiệu quả đồng vốn bỏ ra cho các hợp đồng bảo hiểm. Dưới đây là một vài ý tưởng cắt giảm chi phí bảo hiểm:

82. Tính kinh tế liên quan tới các nhân viên


Nhân viên có thể là một khoản đầu tư tốn kém của bạn. Nếu bạn không chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng tuyển dụng nhân viên làm việc toàn thời gian, và trả cho họ các khoản tiền lương và thưởng, thì vẫn có một số lựa chọn khác cho bạn. Việc thuê nhân viên bán thời gian hay theo vụ việc có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí nhân viên.

81. Thông minh trong mua sắm


Đôi lúc, không phải những gì bạn mua, mà chính việc bạn mua như thế nào, sẽ tiết kiệm đáng kể tiền bạc cho bạn. Hãy xem xét những lời khuyên mua sắm thông minh dưới đây:

80. Chúng ta là một gia đình hạnh phúc


Thậm chí cả khi bạn không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của gia đình, cuộc sống của những người trong gia đình bạn vẫn sẽ bị tác động. Vì vậy, bạn cần làm việc thế nào để luôn là một người chồng tốt, một người cha mẫu mực và một người con hiếu thảo trong khi kinh doanh vẫn tăng trưởng đều đặn? Dưới đây là một số yếu tố giúp bạn hài hoà giữa cuộc sống công việc và cuộc sống gia đình, duy trì một gia đình hạnh phúc:

79. Quản lý thời gian


Đối với các chủ doanh nghiệp, thời gian dường như không bao giờ đủ. Tuy bạn không thể làm thời gian trôi chậm lại hay khiến ngày dài ra, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng quãng thời gian trong mà bạn có. Hãy sử dụng những bước dưới đây để thời gian làm việc trong ngày của bạn không lãng phí và vô bổ:

78. Khi kinh doanh tại nhà:


Nếu bạn đặt văn phòng tại nhà, việc đảm bảo sự tách biệt giữa cuộc sống gia đình và hoạt động kinh doanh sẽ rất khó khăn. Để duy trì sự ổn định của cuộc sống gia đình, bạn cần quan tâm tới một vài yếu tố dưới đây nhằm đảm bảo văn phòng làm việc không xâm chiếm hoàn toàn căn nhà của bạn:

77. Đi nghỉ

Tất cả mọi người đều cần đến đôi chút thời gian nghỉ ngơi, thậm chí là cả các chủ doanh nghiệp bận rộn. Đừng lo ngại nếu bạn không cảm thấy tin tưởng khi giao công việc kinh doanh cho một ai đó quản lý trong vài tuần để đi nghỉ mát. Bạn có thể nghỉ vài ngày thôi. Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ cần nghĩ “thoáng” hơn một chút, nghĩa là xem kỳ nghỉ như dịp cuối tuần kéo dài hơn, là họ đã có thể thoát khỏi công việc điều hành căng thẳng rồi.

76. Giải toả sức ép


Việc xây dựng và điều hành một công ty không dễ dàng chút nào.

75. Phụ nữ

Các nhà tiếp thị của bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều chấp nhận một triết lý rằng họ cần đảm bảo sao cho các yếu tố thiết kế sản phẩm và dịch vụ khách hàng được thực hiện theo cách mà phụ nữ mong muốn. Một khi bạn chuyển những mong đợi của giới nữ vào các quan điểm tiếp thị, bạn sẽ dành được trái tim và túi tiền của họ.

74. Người cao tuổi


Đối với nhiều người cao tuổi, những “năm tháng vàng” trong cuộc đời họ chính là thời gian thư giãn khi về hưu – lúc mà họ có thể tận hưởng sự thư giãn sau hàng chục năm bị bó buộc trong công việc và trách nhiệm. Khi mức sống trung bình được nâng lên, nhu cầu của số người ở độ tuổi trên 60 cũng tăng cao, vì thế đối với các công ty trên thị trường, quãng “thời gian vàng” đó đồng nghĩa với các “cơ hội vàng”. Đó sẽ là một thị trường lớn với những nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế gia đình, giúp việc nhà ....

73. Người trung niên


Đây là những đối tượng khách hàng phổ thông nhất, họ có rất nhiều mối quan tâm hàng ngày như con cái đều đã vào đại học, lo lắng đến tuổi về hưu, hay cha mẹ qua đời để lại cho họ những tài sản thừa kế cần quản lý....

72. Thị trường người gốc nước ngoài


Ở bất kể quốc gia nào, số lượng người gốc nước ngoài cũng khá đông đảo. Họ tiêu dùng mạnh và theo những phong cách khác nhau.

71. Thị trường quân đội


Lực lượng vũ trang luôn là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Với hàng trăm ngàn quân nhân tại ngũ và dự bị, ước tính thị trường mục tiêu sẽ lên tới hàng triệu khách hàng, bao gồm cả các cựu chiến binh và thành viên gia đình của họ.

70. Bảo vệ những tài sản nhạy cảm

Các tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết thương mại, công thức định giá, danh sách khách hàng, kế hoạch kinh doanh, công thức chế tạo và những tài sản quan trọng khác cần được bảo vệ cẩn mật, tránh sự sao chép, ăn cắp của các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là 5 cách để bảo vệ các ý tưởng và các tài sản nhạy cảm khác của công ty bạn

69. Văn bản hóa mọi thứ


Nếu bạn đang kinh doanh với một đối tác nào đó, cho dù đó là khách hàng hay nhà cung cấp, bạn sẽ cần tới một bản hợp đồng. Bạn có thể nhờ một công ty luật tư vấn và soạn thảo giúp bạn hợp đồng, nhưng lý tưởng nhất là bạn tự mình làm lấy công việc này. Vậy, bản hợp đồng nên bao gồm những gì? Dưới đây là các bộ phận cấu thành quan trọng của bản thoả thuận hợp tác kinh doanh

68. Tại sao chúng ta không thể là những người bạn ?


Bản thoả thuận không cạnh tranh là gì? Nó có vai trò như thế nào? Những ai nên ký vào đó?

67. Sự thư thái tinh thần


Sẽ rất phiêu lưu nếu bạn điều hành kinh doanh mà không có bất cứ loại hình bảo hiểm nào. Nhưng bạn cần bắt đầu từ đâu và như thế nào?

66. Hãy chuẩn bị để đối phó với điều tồi tệ nhất:


Trong những trường hợp khẩn cấp, như lũ lụt, hoả hoạn hay động đất, mọi việc trở nên khó khăn và dường như đà tăng trưởng của công ty bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy, tại sao bạn không bị chuẩn bị trước để đối phó với các thảm họa này ngay từ bây giờ? Hãy suy nghĩ về những gì có thể xảy ra với khách hàng, với các mối hệ và với những tài liệu quan trọng của bạn? Dưới đây là bốn vấn đề bạn cần suy tính:

65. Những việc không nên làm


Để hoạt động bán hàng được hiệu quả hơn, bạn cần loại bỏ những điều sẽ làm lãng phí thời gian của bạn và của khách hàng. Dưới đây là một số việc sẽ lấy đi của bạn khá nhiều thời gian quý báu:

64. Rút kinh nghiệm từ những sai sót


Dường như không có cách nào để bạn tránh được hoàn toàn các sai sót trong kinh doanh, tuy nhiên có rất nhiều cách thức khác nhau để bạn rút ra bài học quý báu từ những khuyết điểm mắc phải. Dưới đây là ba biện pháp giúp bạn hạn chế tối đa những sai sót của mình:

63. Lắng nghe


Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua, nếu muốn trở thành người bán hàng tài ba, chính là kỹ năng lắng nghe. Bạn nên dành ít nhất 50% thời gian của cuộc trò chuyện để nghe khách hàng nói.

62. Nên làm những gì?


Bạn có thể cải thiện hoạt động kinh doanh như thế nào, nếu bạn không thể tìm ra sai sót nảy sinh ở đâu và cần khắc phục như thế nào? 

61. Thoát khỏi đà suy thoái


Có lẽ người bán hàng nào cũng đã từng trải qua quãng thời gian suy thoái. Nếu bạn nhận thấy doanh số bán hàng có dấu hiệu đi xuống, hãy đưa doanh số bán hàng của bạn tăng trưởng trở lại theo những bước sau đây:

60. Kiểm soát công việc


Để làm việc hiệu quả và tích cực, bạn cần tạo ra một môi trường làm việc có khả năng trợ giúp cho bạn. Hãy lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống và công việc của bạn bằng một vài bước dưới đây:

59. Viết ra giấy


Các chuyên gia khuyên rằng chủ doanh nghiệp nên sử dụng không chỉ một, mà là hai danh sách các công việc cần làm. Danh sách chính bao gồm những công việc có tính chất quan trọng và dài hạn, chẳng hạn như đẩy mạnh doanh thu, hay mở rộng đối tượng khách hàng mới. Danh sách thứ hai bao gồm những công việc thường nhật đề cập tới các bước đi cụ thể để thực hiện thành công danh sách thứ nhất.

58. Làm sạch ngăn kéo của bạn


Nếu quanh bạn là hàng chồng giấy tờ, còn các ngăn kéo tràn ngập đủ loại vật dụng như bút, hộp, thước kẻ..., thì đã đến lúc bạn dọn dẹp chỗ làm việc của bạn. Nhưng bạn nên bắt đầu từ đâu? Dưới đây là 5 bước giúp bạn làm sạch các ngăn kéo bàn làm việc:

57. Dần dần từng bước


Các kế hoạch tổ chức lại công việc phải được thực hiện từng phần trong một khoảng thời gian phù hợp. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn từng bước thực hiện quy trình này:

56. Đưa mọi người vào quy củ


Công ty của bạn có thể được tổ chức một cách có nề nếp và trật tự, nhưng còn các đối tác kinh doanh, cộng sự và trợ lý của bạn thì sao? Dù mức độ quy củ của bạn có thế nào, thì sự tùy tiện hay thiếu tổ chức của các người khác có thể tác động xấu tới công ty bạn. Bạn hãy thử một vài việc sau để “xếp đặt” những người xung quanh vào đúng các vị trí mà bạn muốn:

55. Tại sao các bản thông cáo báo chí lại quan trọng nhất?


Chúng ta đều biết rằng hình ảnh công ty sẽ gia tăng cùng với cường độ của các hoạt động PR. Hơn tất cả, hoạt động này sẽ tập trung mọi biện pháp nhằm đưa tin tức về công ty bạn ra toàn thế giới. Và công cụ quan trọng nhất mà bạn có thể sử dụng để hoàn thành điều này đó là các thông cáo báo chí.

54. Quan hệ với giới báo chí


Hãy khởi động bằng việc xây dựng một “danh mục giới báo chí truyền thông”. Đây là bản liệt kê các phương tiện báo chí, truyền hình có thể tiếp cận một lượng khán giả tối đa và được xem như công cụ tạo dựng danh tiếng cho bạn. Sau đó, bạn lựa chọn từng tờ báo, đài truyền hình cụ thể và thích hợp nhất vào một danh sách để gửi đi các câu chuyện PR khác nhau.

53. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn


Chìa khoá cho một cuộc phỏng vấn thành công chính là sự chuẩn bị chu đáo. Do trọng tâm của các bài phỏng vấn là các thông tin đặc biệt có thể thu hút sự quan tâm của người đọc, người xem và người nghe, nên nhiệm vụ đặt ra lúc này là cung cấp đầy đủ các nội dung có liên quan, trong khi vẫn phải tìm kiếm các chủ đề PR quan trọng.

52. Viết bài cho các tạp chí, website


Một trong những cách thức tiết kiệm chi phí nhất để các thông điệp kinh doanh của bạn được nhanh chóng lan rộng ra công chúng là viết bài cho tạp chí, trang web và các tờ báo kinh doanh khác. Việc này giúp bạn tiếp cận tới các khách hàng mục tiêu một cách rất hiệu quả. Thậm chí cả khi kỹ năng viết của bạn chỉ ở mức trung bình, nếu bạn có thể đưa ra một chủ đề hấp dẫn giúp giải tỏa các thắc mắc cho người đọc, thì ban biên tập sẽ không từ chối đăng tải ý tưởng của bạn. Muốn vậy, các bài báo phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

51. Tổ chức sự kiện


Việc tổ chức các sự kiện khác nhau liên quan, hay thậm chí không liên quan, đến hoạt động kinh doanh của bạn sẽ là cách thức tuyệt vời để quảng bá tiếng tăm cho công ty.

50. Thể hiện sự quan tâm


Thể hiện sự quan tâm là một trong những kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi nhiều thời gian và cả tình cảm của cá nhân bạn. Bằng cách biểu lộ sự quan tâm tới họ và công việc họ đang thực hiện, bạn sẽ xây dựng được niềm tin và lòng trung thành của nhân viên. Dưới đây là một số lời khuyên:

49. Sự tin tưởng


Giao tiếp tốt sẽ làm cơ sở cho sự tin tưởng. Thật vậy, nếu các nhân viên không tìm thấy những gì đáng tin tưởng, họ sẽ không đặt niềm tin vào bạn.