Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh



Mục lục 

Kết luận

Các nguyên tắc quản trị thời gian đã đươc biết và được thực hành bởi những người có năng lực sản xuất cao trong suốt lịch sử, trong mọi tổ chức và trong mọi lĩnh vực của sự cố gắng. Chúng là những luật cơ bản của quản trị cuộc sống. Chúng là không thay đổi và bất biến. Và chúng sẽ tác động để cho phép bạn thành công hơn so với bạn có thể tưởng tượng nếu không có chúng.

100. Luật Năng lực

Năng lực cạnh tranh
Bạn có thể nâng cao năng lực và hiệu quả của mình bằng cách trở nên tốt hơn và tốt hơn trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn.

Một trong những kĩ thuật quản trị thời gian mạnh mẽ nhất đó là bạn trở nên tốt hơn trong những điều quan trọng nhất mà bạn làm. Những năng lực chính yếu, những lĩnh vực kĩ năng của bạn, những nơi mà ở đó bạn hoàn toàn xuất sắc về những gì bạn làm, là yếu tố quyết định về hiệu quả của bạn, mức sống của bạn, và mức độ thành tựu mà bạn đạt đến trong lĩnh vực của bạn.

99. Luật Tập trung giải quyết một việc

Tập trung vào mục tiêu
Khả năng bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn quyết định sản lượng của bạn hơn bất kì kĩ năng nào khác.

Sự thực hiện tối đa chỉ có thể khi bạn tập trung hết tâm trí vào một nhiệm vụ, nhiệm vụ quan trọng nhất, và bạn kiên trì thực hiện cho đến khi nó hoàn thành 100%.

98. Luật Ap lực thời gian

Áp lực
Không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc, nhưng có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất.

Khi bạn cảm thấy mình đang chịu áp lực để thực hiện công việc bởi một hạn thời gian cụ thể, bạn bị ép phải trở nên hiệu quả hơn là so với việc bạn có rất nhiều thời gian. Điều này giải thích tại sao rất nhiều người chỉ có thể thực hiện công việc khi họ phải đối mặt với những hạn định thời gian chặt chẽ.

97. Luật Thực hành

Kỹ năng
Liên tục thực hành một kĩ năng quan trọng sẽ giảm thời gian cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ và tăng kết quả đạt được.

Bạn càng thực hành một kĩ năng quan trọng nhiều lần, bạn càng mất ít thời gian để thực hiện một nhiệm vụ tương tự. Bạn càng trở nên tốt hơn trong một công việc cụ thể, bạn càng làm được nhiều công việc như vậy trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bạn càng xây dựng kĩ năng nhuần nhuyễn hơn trong công việc của mình, bạn càng làm được việc có chất lượng cao hơn và thời gian bạn làm càng mất ít hơn.

96. Luật Đúng lúc

Thời điểm
Khả năng hành động nhanh hơn những người khác có thể là tài sản vĩ đại nhất của bạn.

Thời gian là tiền bạc trong thế kỉ 21 này. Khả năng của bạn trong việc thiết lập các ưu tiên và sau đó thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả là một trong những kĩ năng quản lý thời gian có giá trị nhất trong thương trường ngày nay.

95. Luật Đòn bẩy

Đòn bẩy
Một số việc bạn làm sẽ giúp bạn hoàn thành nhiều hơn so với bạn muốn nếu bạn dành cùng khoảng thời gian cho các hoạt động khác.

Mục đích của bạn nên là trở thành một dấu hiệu nhân trong cuộc đời của chính bạn. Bằng cách chọn lựa một hay hai thứ mà bạn có thể làm để tạo ra những kết quả phi thường cho bạn, bạn có thể tăng giá trị của bạn rất nhiều cho bản thân bạn và cho công ty của bạn.

94. Luật Kết quả

Kết quả
Việc quản lý thời gian cho phép bạn kiểm soát kết quả của những sự kiện trong cuộc sống của bạn.

Một thái độ tinh thần tích cực, một thái độ lạc quan và tin tưởng, sẽ làm tăng nỗ lực, sự sáng tạo của bạn để đạt được những kết quả lớn hơn. Và một thái độ tinh thần tích cực là nguyên nhân làm cho bạn có cảm giác về “ý thức về sự kiểm soát” cuộc đời mình. Ý thức về sự kiểm soát của cuộc đời mình là vấn đề chính trong sự thực hiện lên đến đỉnh điểm.

93. Luật Phần thưởng

Phần thưởng
Phần thưởng của bạn sẽ luôn được quyết định bởi kết quả của bạn.


Bạn sẽ luôn được trả theo tỉ lệ thuận với những gì bạn làm, bạn làm tốt thế nào, sự khó khăn để thay thế bạn. Chúng ta sống trong chế độ nhân tài, ở đó chúng ta luôn được ban thưởng theo kết quả mà chúng ta đạt mang đến cho người khác.

92. Luật Lập kế hoạch

Lập kế hoạch
Dành một phút lập kế hoạch sẽ tiết kiệm được mười phút thực hiện.

Mục đích của việc lập kế hoạch chiến lược trong một công ty là sắp xếp và thiết kế lại các hoạt động và các nguồn của công ty để tăng “vốn khứ hồi," hay sự thu hồi tiền đầu tư và làm việc trong một công ty. Mục đích của “việc lập kế hoạch chiến lược cá nhân” là giúp bạn tăng “khứ hồi sức lực” của mình, sự thu về từ vốn tinh thần, thể chất, cảm xúc và thần kinh mà bạn đã đầu tư trong cuộc đời bạn và nghề nghiệp của bạn.

91. Luật Tài sản quý nhất

Tài sản quý nhất
Tài sản quý nhất của bạn là khả năng kiếm tiền của bạn.

Một tài sản là một cái gì đó mang lại một dòng tiền mặt ổn định và có thể đoán trước được. Khả năng kiếm tiền của bạn có thể là tài sản quý nhất mà bạn có.

90. Luật đến sau

Trước khi bạn bắt đầu một việc gì mới, bạn phải đoạn tuyệt với một cái gì đó cũ.

Bạn có thể kiểm soát cuộc đời mình chỉ cần đồng ý với tình với việc bạn dừng không làm những việc không còn giá trị hoặc quan trọng với bạn cũng như những việc khác mà có thể bạn đang làm.

89. Luật Ưu tiên

Khả năng của bạn đặt ra các ưu tiên rõ ràng và chính xác về thời gian quyết định toàn bộ chất lượng của cuộc đời bạn.

Việc sử dụng thời gian của bạn một cách tồi tệ là làm tốt những việc chẳng cần thiết chút nào. Nguyên tắc Pareto nói rằng 20% các hoạt động của bạn sẽ chiếm 80% giá trị của những hoạt động của bạn. Điều này có nghĩa là nếu bạn có một danh sách những công việc phải làm thường xuyên để hoàn thành, hai việc trong số đó sẽ đáng giá hơn tám việc kia cộng lại.

88. Luật Rõ ràng

Mục tiêu rõ ràng
Bạn càng rõ ràng về các mục tiêu và mục đích của mình, bạn càng có nhiều năng lực và hiệu quả trong việc đạt được chúng.

Sự rõ ràng chiếm đến 80% thành công và hạnh phúc. Thiếu rõ ràng có lẽ là nhân tố lớn hơn về sự thất vọng và không đạt kết quả mong đợi so với bất kì yếu tố đơn lẻ nào khác. Điều đó giải thích tại sao chúng ta nói rằng “Thành công là mục tiêu, và tất cả những cái khác là lời dẫn giải." Những người có những mục tiêu rõ ràng, được viết ra hoàn thành nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn so với những người không có chúng có thể tưởng tượng. Điều này đúng ở mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.

87. Luật Kết thúc

Không có vụ đàm phán nào đã từng kết thúc.

Thường thì có một điều thường xảy ra là một khi một vụ đàm phán kết thúc, một hay cả hai bên nghĩ về một điều gì đó hoặc trở nên cảnh giác về một vấn đề chưa được giải quyết một cách thỏa mãn. Có thể là do hoàn cảnh thay đổi giữa việc kí hợp đồng và sự thực hiện nó. Trong bất kì trường hợp nào, một trong hai bên không phấn khởi với kết quả của cuộc đàm phán. Một bên cảm thấy rằng anh ta hay chị ta đã bị “mất mát.” Điều này là không thể chấp nhận được nếu hai bên đang mong chờ việc đàm phán và xúc tiến các thương vụ tiếp theo trong tương lai.

86. Luật Bỏ đi

Bạn sẽ không bao giờ biết giá cả và các điều khoản cuối cùng cho đến khi bạn đứng dậy và bỏ đi.

Bạn có thể đàm phán tới lui, tranh cãi về rất nhiều chi tiết của thương vụ trong một thời gian dài, nhưng bạn không bao giờ thực sự biết sự thỏa thuận tốt nhất cho đến khi bạn quyết định bước hoàn toàn ra khỏi cuộc đàm phán.

85. Luật Tương hỗ

Mọi người có một nhu cầu tiềm ẩn sâu sắc đền đáp lại những gì được làm cho họ.

Luật Tương hỗ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố quyết định về hành vi của con người. Điều này là bởi vì chẳng có ai thích cảm thấy rằng anh ta hay chị ta biết ơn ai. Khi một ai đó làm một việc gì đó tốt đẹp cho chúng ta, chúng ta muốn trả ơn người đó, để đáp lại. Chúng ta muốn sòng phẳng. Bởi vì điều này, chúng ta tìm kiếm cơ hội để làm một việc gì đó tốt đẹp báo đáp. Luật này là nền tảng của luật hợp đồng, cũng như là mối quan hệ gắn kết tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau.

84. Luật Mong muốn

Người nào muốn cuộc đàm phán thành công thì người đó sẽ có quyền lực thỏa thuận ít nhất.

Bạn càng muốn đạt được một sự mua hoặc bán, bạn càng có ít quyền lực. Những nhà đàm phán thiện nghệ xây dựng một nghệ thuật xuất hiện rất lịch sự nhưng không hề quan tâm, như thể là họ có rất nhiều sự lựa chọn khác mà tất cả những lựa chọn đó đều hấp dẫn như thương vụ đang được bàn bạc.

83. Luật Quyền lực lớn hơn

Người có quyền lực lớn hơn, thực sự hay tưởng tượng, sẽ đạt được thỏa thuận có lợi hơn trong bất kì cuộc đàm phán nào.

Khả năng của bạn để nhận ra quyền lực của bạn và quyền lực của người kia có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của bạn trong đàm phán. Thường thì bạn có quyền lực lớn hơn là bạn biết. Thường thì bên đối tác có ít quyền lực hơn là anh ta hay chị ta thể hiện ra ngoài. Bạn phải rõ ràng về cả hai.

82. Luật Đảo ngược

Đặt bản thân bạn vào vị trí của người khác để cho phép bạn chuẩn bị và đàm phán một cách phù hợp hơn.

Trước bất kì cuộc đàm phán nào liên quan đến một sự thỏa thuận có lợi về tiền hay rất nhiều những chi tiết, sử dụng “phương pháp của ông luật sư” về sự chuẩn bị đảo ngược. Đây là một kĩ thuật vĩ đại để giúp các kĩ năng đàm phán của bạn trở nên rất sắc bén.

81. Luật Quyền hạn

Bạn chỉ có thể đàm phán thành công với người có quyền hạn trong việc đồng ý các điều khoản mà bạn thỏa thuận.

Một trong những thủ đoạn thông thường nhất của tất cả các thủ đoạn đàm phán được gọi là một “nhân viên không quyền hạn.” Đây là một người có thể đàm phán với bạn nhưng không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về sự thỏa thuận. Bất chấp những gì đã được thỏa thuận, nhân viên không quyền hạn này phải kiểm tra lại với một người nào đó trước khi anh ta hay chị ta có thể khẳng định các điều khoản của bản hợp đồng.

80. Luật Đề phòng

80% hoặc nhiều hơn trong thành công của bạn trong bất kì cuộc đàm phán nào cũng sẽ được quyết định bởi việc bạn chuẩn bị trước tốt như thế nào.

Hành động mà không có kế hoạch trước là nguyên nhân của mọi thất bại. Đàm phán mà không có chuẩn bị là nguyên nhân của mọi thỏa thuận nghèo nàn mà bạn đạt được. Những nhà đàm phán giỏi nhất là những người dành thời gian để chuẩn bị thật kĩ càng và suy nghĩ xuyên suốt tình huống trước khi cuộc đàm phán bắt đầu.

79. Luật Điều khoản

Các điều khoản về thanh toán có thể quan trọng hơn giá cả trong một cuộc đàm phán thương lượng.

Rất nhiều sản phẩm, chẳng hạn như nhà và xe hơi, được bán dựa trên các điều khoản thanh toán và lãi suất hơn là dựa trên giá cả thực sự hay thậm chí chính bản thân sản phẩm. Mọi người thường mua những ngôi nhà đắt nhất mà họ có khả năng. Mọi người mua chiếc xe hơi đắt nhất mà họ có đủ tiền theo số tiền trả hàng tháng. Khả năng của bạn trong việc thay đổi điều khoản có thể là chìa khóa dẫn đến thành công trong một vụ đàm phán.

78. Luật Thời gian

Thời gian là tất cả trong một cuộc đàm phán thương lượng.

Một cuộc đàm phán có thể được tổ chức hay không tổ chức do thời gian mà nó xảy ra. Trong mọi tình huống đều có một mốc “quá sớm” hay “quá muộn.” Bất cứ khi nào có thể, bạn phải lập kế hoạch một cách chiến lược và sử dụng thời gian của cuộc đàm phán sao cho có lợi cho bạn. Có một thời điểm tốt hơn để mua và có một thời điểm tốt hơn để bán trong phần lớn mọi trường hợp. Và khi sự căn thời gian của bạn đúng đắn, bạn sẽ đạt được sự thỏa thuận tốt hơn là khi không đúng thời điểm.

77. Luật Con số 4

Có 4 vấn đề cần được quyết định trong bất kì cuộc thương lượng nào; tất cả mọi thứ khác đều phụ thuộc vào các vấn đề này.

Có thể có hàng tá các chi tiết cần phải giải quyết trong một cuộc thương lượng phức tạp, nhưng sự thành công hay thất bại của vụ thương lượng sẽ phụ thuộc vào không nhiều hơn 4 yếu tố. Tôi đã dành hai đến ba ngày trong các cuộc họp đàm phán với các nhóm những nhà kinh doanh sành sỏi ở cả hai mặt của một vấn đề, thảo luận 50 trang gồm những chi tiết lớn nhỏ, chỉ để mọi thứ cuối cùng rút lại còn 4 vấn đề chính.

76. Luật Khả năng vô hạn

Bạn luôn đạt được một thỏa thuận tốt hơn nếu bạn biết cách.

Bạn không bao giờ cần phải chấp nhận hay cảm thấy bất mãn với kết quả của bất kì cuộc đàm phán nào. Hầu như luôn có một cách thức để bạn có thể đạt được những điều khoản tốt hơn hay giá cả tốt hơn, bất kể bạn đang mua hay bán cái gì. Công việc của bạn là tìm ra cách thức đó.

75. Luật Hai bên cùng thắng hay Không thỏa thuận

Trong một vụ đàm phán thành công, cả hai bên nên hoàn toàn thỏa mãn với kết quả và cảm thấy rằng mỗi bên đã “chiến thắng” và không cần phải tiến hành thỏa thuận nào hết.

Kiên định với sự quyết tâm của bạn để chỉ đi đến những thỏa thuận có thể duy trì những mối quan hệ lâu dài giữa các bên, bạn nên luôn luôn tìm kiếm một kết quả làm thỏa mãn cả hai bên. Hãy nhớ rằng, bạn luôn gặt được những gì bạn gieo. Bất kì sự dàn xếp hay thỏa thuận nào làm cho một bên không thỏa mãn sẽ quay trở lại làm hại bạn sau đó, đôi khi theo những cách thức mà bạn không thể dự đoán trước được.

74. Luật Tương lai

Mục đích của thương lượng đó là đạt đến một thỏa thuận mà cả hai bên được thỏa mãn các nhu cầu của họ và có động cơ để thực hiện những thỏa thuận của họ và để tiến hành những đàm phán tiếp theo trong tương lai với cùng đối tác đó.

Đây là luật nền tảng của thương lượng, và nó áp dụng riêng đối với những cuộc đàm phán mà ở đó bạn sẽ phải thỏa thuận lại với đối tác đó. Trong kinh doanh, việc mọi người tham gia vào hay rút ra khỏi những vụ giao dịch thương mại với nhau trong nhiều năm là chuyện rất bình thường. Tương lai cơ bản này phải được ghi nhớ trong mỗi giai đoạn của mỗi vụ đàm phán.

73. Luật Đàm phán thương lượng phổ thông

Mọi thứ đều có thể thương lượng được.

Tất cả giá cả và điều khoản đều được đặt ra bởi một ai đó. Vì thế chúng có thể được thay đổi bởi ai đó. Điều này không có nghĩa là chúng sẽ được thay đổi, nhưng nó có nghĩa là luôn luôn có cơ hội để thay đổi. Khi bạn bắt đầu nhìn vào cuộc đời như là một quá trình thương lượng rộng mở dài dằng dặc, bạn sẽ thấy rằng hầu như tất cả mọi tình huống chứa đựng các yếu tố mà bạn có thể thương lượng để cải tiến các điều khoản cho bản thân bạn và cho những người khác.

72. Luật Động cơ ngược

Mọi người thích mua, những không ai thích bị người ta bán cho.

Mọi người không thích cái cảm giác họ là người nhận hay nạn nhân của một vụ bán hàng. Phần lớn khách hàng đều độc lập trong suy nghĩ của họ, và họ không thích nghĩ rằng họ đang bị lôi kéo, gây sức ép, hay bị ép buộc phải làm bất kì điều gì. Họ thích cảm thấy như thể là họ đang tự quyết định dựa vào những thông tin phù hợp đã được trình bày với họ. Hệ quả thứ nhất của luật Động cơ ngược là

71. Luật Lập kế hoạch trước

Những người bán hàng giỏi nhất chuẩn bị rất kĩ trước mọi cuộc điện thoại.

Nguyên tắc này quá đơn giản đến nỗi mà nó thường bị bỏ qua. Dấu hiệu phân biệt của sự chuyên nghiệp chân chính đó là sự chuẩn bị kĩ càng, xem xét lại mọi chi tiết, trước mọi cuộc gặp bán hàng. Những người bán hàng giỏi nhất là những người xem đi xem lại những điều mà họ sẽ trình bày và nghiên cứu các chi tiết của các sản phẩm và những nguyên liệu bán của họ trước khi mọi cuộc tiếp xúc bán hàng mới diễn ra.

70. Luật triển vọng

Cách quan sát của khách hàng về bạn sẽ quyết định thu nhập của bạn.

Danh tiếng của bạn—khách hàng biết đến bạn như thế nào, người ta nghĩ về bạn và nói về bạn thế nào khi bạn không ở đó—quyết định rất lớn đến số lượng bạn bán và số tiền bạn kiếm.

69. Luật Vị thế

Nhận thức của khách hàng về bạn và về công ty bạn là niềm tin của anh ta và quyết định hành vi mua của anh ta với bạn.

Cách mà khách hàng nghĩ về bạn, nói về bạn, và mô tả bạn cho người khác nghe sẽ quyết định mọi thứ mà anh ta làm hay không làm trong mối liên hệ với bạn và những gì bạn bán.

68. Luật Tình bạn

Một người sẽ không mua của bạn cho đến khi được thuyết phục rằng bạn là một người bạn và luôn đem lại những điều tốt nhất cho anh ta hay chị ta.

Điều này được gọi là “nhân tố tình bạn” trong bán hàng. Một thực tế không thể chối cãi đó là hầu hết tất cả các mối quan hệ kinh doanh thành công đều được xây dựng trên tình bạn giữa các bên. Những người bán hàng giỏi là những người kết bạn rất tuyệt vời. Họ có thể dễ dàng biến người lạ thành bạn bè ở bất cứ chỗ nào họ đến. Họ rất thoải mái, dễ thương và quan tâm đến những người khác. Những người khác quý họ, và vì quý họ, người ta muốn kinh doanh với họ.

67. Luật Mối quan hệ

Tất cả mọi việc bán hàng rốt cuộc là mối quan hệ bán hàng.

Mọi người không mua sản phẩm hay dịch vụ. Họ “mua” những người đang bán sản phẩm hay dịch vụ. Trước hết, bạn bán bản thân mình như một người dễ thương và đáng tin, và sau đó bạn bán cái gì bạn đại diện.

66. Luật Tin tưởng

Sự tin tưởng ràng buộc giữa người mua và khách hàng là nền móng của sự bán hàng thành công.

Sự tin tưởng là tất cả, đặc biệt là trong một thương vụ bán lớn và phức tạp. Mức độ tin tưởng giữa bạn và khách hàng càng cao, thì sự e sợ về thất bại và nhận thức về rủi ro của khách hàng bạn càng thấp. Khi mức độ tin tưởng đủ cao, việc bán hàng sẽ diễn ra. Hệ quả thứ nhất của luật Tin tưởng là

65. Luật Mạo hiểm

Mạo hiểm là hiển nhiên trong bất kì sự đầu tư về thời gian, tiền bạc hay tình cảm nào. Mạo hiểm là một mặt không thể tránh được và không thể trốn thoát được của cuộc sống. Chúng ta luôn luôn hành động, bằng mọi cách có thể, để giảm rủi ro. Ví dụ, đây là mục đích tổng thể của ngành công nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ đơn giản là một cách khắc phục rủi ro bằng cách thu tiền đóng bảo hiểm của rất nhiều người để bù đắp những thiệt hại cho một số nhỏ những người gặp phải rủi ro trong số đó. Trong mọi quyết định về mua bán, khách hàng đang tìm mọi cách có thể để giảm rủi ro và không chắc chắn có thể có trong việc mua bất kì thứ gì từ bất kì ai.

64. Luật An toàn

Sự khao khát sâu sắc nhất của bản chất con người là sự khao khát được đảm bảo đảm về tình cảm, tài chính và cá nhân.

Điều này giải thích một trong những động lực có sức mạnh lớn nhất khiến mọi người mua rất nhiều sản phẩm và dịch vụ. Một sự lôi cuốn đối với nhu cầu an toàn nào đó có thể có đủ sức thuyết phục để vượt qua tất cả những mối quan tâm về giá cả, thời gian hay sự bất tiện.

63. Luật Thuyết phục

Mục đích của quá trình bán đó là thuyết phục khách hàng rằng họ sẽ trở nên phong lưu hơn khi họ bỏ số tiền cần thiết ra mua sản phẩm.

Bạn trình bày về sản phẩm, bạn đang gắn bó khách hàng lại trong một cuộc mua bán. Bạn đang nói với khách hàng rằng nếu họ đưa tiền cho bạn, đổi lại bạn sẽ đưa cho họ một sản phẩm hay dịch vụ mà sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ có giá trị lớn hơn đối với họ so với số tiền mà họ phải trả. Ngoài ra, nó sẽ có giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì khác mà họ có thể mua với cùng số tiền đó, cùng thời điểm đó.

62. Luật Các vấn đề

Mọi sản phẩm và dịch vụ đều được xem là giải pháp cho một vấn đề hay lời giải cho một sự việc không chắc chắn.

Là một người bán hàng, về cơ bản bạn là một người chuyên giải quyết các vấn thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Bạn tìm kiếm những người có những vấn đề cụ thể mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết. Bạn đang tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, những người có thể đạt được các mục tiêu của họ hoặc giải đáp được những sự việc không chắc chắn của họ bằng phương tiện sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn càng chính xác về những vấn đề quan trọng nhất mà sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giải quyết, bạn càng dễ dàng tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn và bán cho họ một cách dễ dàng hơn.

61. Luật Nhu cầu

Mọi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ là một sự cố gắng để thỏa mãn một nhu cầu hay giảm một sự bất mãn nào đó.

Mọi quyết định mua là một sự cố gắng giải quyết một vấn đề hay đạt được một mục tiêu. Một trong những điều quan trọng nhất bạn làm đối với việc bán hàng thành công đó là đặt mình vào vị trí của khách hàng triển vọng của mình và xem xét hàng hóa hay dịch vụ mà bạn đưa ra qua con mắt cô ta hay anh ta. Bạn phải xác định xem sản phẩm hay dịch vụ này có ý nghĩa thế nào đối với khách hàng triển vọng của bạn về mặt mục đích và các vấn đề của anh ta hay chị ta trước khi bạn có thể đưa ra và bán nó một cách hiệu quả.

60. Luật Quyết định

Bạn lên cao bao nhiêu chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn trèo cao thế nào.

Bạn đi bao xa trong lĩnh vực của bạn, bạn kiếm được bao nhiêu tiền, không phải được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài, mà bởi những gì đang xảy ra ở bên ngoài và xung quanh bạn. Nó chủ yếu được quyết định bởi các yếu tố bên trong, bởi những gì đang xảy ra bên trong bạn. Mức ước muốn cá nhân của chính bạn và tham vọng của bạn thường quyết định doanh số bán hàng và thu nhập của bạn hơn so với bất kì yếu tố nào khác.