Ads 468x60px

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Ông già bao biện : 55 câu - Giá như ...

Tất cả những người không thành công đều có một đặc điểm rất chung. Họ biết tất cả những nguyên nhân làm cho mình thất bại. Bao giờ họ cũng có sẵn một sự giải thích rất đáng tin cậy, như họ nghĩ, tại sao họ không đạt được điều gì.

Nhiều câu bao biện cũng có vẻ có lý và thậm chí còn có thực tế đi kèm. Nhưng bao biện không thể thay thế được tiền bạc. Thế giới chỉ muốn biết một điều: bạn đã thành công chưa?

Câu hỏi để tự phân tích

Bạn có hay phàn nàn về sức khoẻ của mình không? Nếu có, thì do nguyên nhân gì?

Nếu có thể, bạn có hay tìm lỗi ở người khác không?

Bạn có hay sai lầm trong công việc không? Nếu có, thì tại sao?

Bạn thường nói chuyện như thế nào, châm biếm cay độc hay tấn công?

Bạn có cố tình tránh tiếp xúc với ai không? Nếu có, thì tại sao?

Sợ chết : Ba triệu chứng

Nhiều người sợ cái này nhất. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Nỗi đau buốt bất thình lình xuyên thấu con tim khi nghĩ đến cái chết, thường là do sự cuồng tín về tôn giáo. Những người theo đa thần giáo ít sợ chết hơn những người đại diện cho thế giới văn minh. Từ hàng nghìn năm nay người ta đã đặt ra những câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được trả lời: tôi từ đâu đến? và tôi đi về đâu?

Từ những thời kỳ đen tối của quá khứ đã có những người vô tâm và ranh ma chào bán những câu trả lời lấy tiền.

Sợ tuổi già : Bốn triệu chứng

Thực chất, nỗi sợ hãi này có hai nguồn gốc. Trước hết, từ ý nghĩ rằng tuổi già sẽ kéo theo nghèo đói. Thứ hai (nguồn này quan trọng hơn nhiều), từ những học thuyết hà khắc và dối trá trong quá khứ về vạc dầu địa ngục và những hăm dọa khác nhằm dựa vào sợ hãi để biến con người thành nô lệ.

Con người còn có thêm hai nguyên nhân hợp lý khác nữa để sợ tuổi già. Một là không tin những người gần gũi vì họ hoàn toàn có thể chiếm tất cả những của cải trần thế thuộc về bạn; hai là những hình ảnh rợn người về thế giới bên kia mà nhận thức của bạn đã ám ảnh.

Sợ thất tình : Ba triệu chứng

Nỗi sợ hãi này phát sinh từ thời có chế độ đa hôn do phong tục bắt cóc phụ nữ và thói quen làm tình tự do ở tất cả mọi nơi mọi lúc.

Ghen tuông và những dạng cáu kỉnh tương tự sinh ra từ nỗi sợ hãi di truyền về việc có thể đánh mất đối tượng tình yêu; dạng sợ hãi này có lẽ là loại nặng nề nhất trong cả sáu loại. Nó gây rối loạn nhiều nhất cho cuộc sống của thể xác và tâm hồn.

Sợ bệnh tật : Bảy triệu chứng


Nỗi sợ hãi này có thể coi là di sản vật chất hay xã hội cũng được. Nếu nói về cội nguồn thì tôi dám khẳng định là nó gắn chặt với sợ tuổi già và cái chết - hai sứ giả của những kinh hoàng thuộc thế giới bên kia mà thực ra con người không hiểu biết gì mặc dù từ nhỏ đã được nhồi nhét đủ mọi chuyện. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi nhiều người qua đường rao bán cẩm nang sức khỏe và cùng lúc duy trì nỗi sợ hãi cái chết.

Sợ phê phán : Bảy triệu chứng

Không ai nói được cụ thể từ đâu ra nỗi sợ hãi này của con người, nhưng có một điều chắc chắn - nó tồn tại trong ta và rất phát triển. Cũng có thể, sợ phê phán là do một phần bản chất của con người chẳng những muốn cướp thức ăn và tài sản của người thân, mà còn biện bạch cho những hành vi của mình bằng sự phê phán tính cách của người bị cướp. Ai còn lạ gì, kẻ trộm thì hay nói xấu người bị chúng lấy cắp, còn các nhà chính trị, muốn giành thắng lợi trong bầu cử, chẳng những khoe với thế giới những phẩm chất và trình độ riêng của mình, mà còn bôi nhọ đối phương nữa.

Sợ nghèo đói : Sáu triệu chứng

Sợ nghèo đói - đó chỉ là trạng thái của nhận thức, không hơn không kém! Thế nhưng, nó có khả năng huỷ diệt mọi cơ hội thành công của bạn trong bất cứ một công việc nào.

Nỗi sợ hãi này làm trí tuệ tê liệt, phá vỡ trí tưởng tượng, giết chết sự tự tin, gặm nhấm sự hào hứng, làm nguội lạnh sáng kiến, lu mờ mục tiêu, cướp đi khả năng tự kiểm soát. Nó làm cho cá nhân mất tính thuyết phục, tư duy hết rõ ràng, quấy phá việc tập trung sức lực. Nó làm mất tính kiên định, biến sức mạnh thành sự bất lực vô công rồi nghề, làm tiêu tan tham vọng, giảm trí nhớ, thu hút sự rủi ro. Nó bóp chết tình yêu, cưỡng bức những tình cảm tốt nhất trong tâm hồn, đày đọa tình bạn, kéo theo sự bất hạnh, dẫn đến mất ngủ, buồn rầu, tuyệt vọng. . . Và những điều đó thường xuyên xảy ra bất chấp một chân lý hiển nhiên là chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những điều tốt lành mà tâm hồn chúng ta mong muốn, và giữa ta với điều mong mỏi chẳng có trở ngại nào ngoài một trở ngại duy nhất - không có mục tiêu cụ thể.

Bước thứ mười ba vươn tới của cải : Giác quan thứ sáu

Bạn mở cánh cửa vào Lâu đài Tài trí.Con đường sáng tạo đầy hoa chào mời bạn đến với giàu sang.
Bạn đã nhận thấy trong mỗi chương có một nguyên tắc triết lý thành đạt mới. Nguyên tắc thứ mười ba - nguyên tắc giác quan thứ sáu. Nhờ có giác quan này, Trí tuệ Thế giới có thể liên hệ và sẽ liên hệ trực tiếp với nhận thức của cá nhân mà người này không cần cố gắng gì.

Nguyên tắc này là đỉnh cao trong triết lý của chúng tôi. Nhưng chỉ có thể hiểu nó và hành động sau khi tiếp thu được mười hai nguyên tắc trước đó.

Khi chúng ta nói đến lĩnh vực tiềm thức với tên gọi là ôtrí tưởng tượng sáng tạoằ - cái đó chính là giác quan thứ sáu. Nhờ có giác quan thứ sáu làm ôthiết bị nhận tinằ, các tư tưởng, kế hoạch và ý nghĩ bùng lên trong nhận thức. Thỉnh thoảng người ta gọi sự bùng lên này là hưng phấn.

Bước thứ mười hai vươn tới của cải : Trí tuệ

Trong mỗi góc nhận thức đều có thể mở ra cho bạn những khả năng kỳ diệu mới. Hãy sử dụng khả năng suy nghĩ nhanh, rõ ràng và có hiệu quả của mình.
Hơn bốn mươi năm trước đây, khi cũng làm việc với tiến sỹ Alexander Grem Bell, nay đã khuất núi, và tiến sỹ Elmer R.Gace, tác giả quyển sách này rút ra kết luận là bộ óc của mỗi người là một thiết bị cùng một lúc vừa để thu nhận, vừa để truyền giao động ý nghĩ.

Cũng như radio, bộ óc người có khả năng tiếp nhận giao động ý nghĩ do bộ óc khác truyền tới. Hãy nhớ lại phần công việc của trí tưởng tượng sáng tạo (xem chương Trí tưởng tượng) và so sánh với điều nói ở trên. Phải chăng, trí tưởng tượng sáng tạo - đó là một dạng thiết bị thu của nhận thức, là nơi đến của các xung lực ý nghĩ do những người khác gửi? Đồng thời, nó gắn óc phân tích với bốn nguồn kích thích trí tuệ.

Bước thứ mười một vươn tới của cải : Tiềm thức

Tiềm thức là một người khổng lồ đang ngủ và đợi cơ hội để giúp bạn trong mọi cố gắng vươn lên của bạn. Nói cho cùng thì chính tiềm thức, mẹ đẻ của tư duy tích cực, sẽ đem lại cho bạn điều bạn mong muốn.
Tiềm thức tác động thông qua nhận thức. Xung lực ý nghĩ đến được với nhận thức thì được phân loại và ghi nhận lại. Có thể lấy ý nghĩ ra khỏi nhận thức giống như lấy thư ra khỏi thùng thư.

Các loại ấn tượng và suy nghĩ với bản chất khác nhau đều được tích lại và tiếp nhận. Bạn có thể dùng ý chí để đưa vào tiềm thức bất kỳ kế hoạch nào, bất kỳ ý nghĩ nào, bất kỳ dự định nào mà bạn muốn chuyển thành tương đương vật chất (hay tiền tệ). Nhưng bạn phải chú ý - tiềm thức phản ứng trước hết với những mong muốn mạnh mẽ được củng cố bằng niềm tin.

Bước thứ mười vươn tới của cải : Bí mật của thăng dục

Hãy hướng dục năng của mình vào quá trình sáng tạo và nhờ đó bạn sẽ thịnh vượng. Hãy hiểu phụ nữ có thể giúp nam giới thành công như thế nào. Hãy sử dụng tất cả những cái lợi của chân lý cổ xưa này.
Thăng dục - nói đơn giản, đó là biến năng lượng dục tính thành dạng năng lượng khác. Điều đó diễn ra như thế nào?

Cảm xúc tính dục gây ra một trạng thái của nhận thức.

Do không hiểu biết tý gì trong lĩnh vực tình dục, phần đông mọi người lẫn lộn tình dục với sự đam mê xác thịt. Vì thế cho nên khía cạnh thể xác của tình dục có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức.

Bước thứ chín vươn tới của cải : Trung tâm não bộ

Kết hợp tác động của hai quy luật - từ lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực tâm lý - sẽ đưa lại kết quả rực rỡ. Sức mạnh trí tuệ sẽ giúp bạn tăng được tài sản.
Sức mạnh trí tuệ - điều then chốt để thành công. Bản thân các kế hoạch là vô nghĩa nếu như không có một lực nào đó đẩy chúng rời khỏi chỗ. Chương này mô tả phương pháp giúp trí tuệ vào việc, giúp bạn sử dụng trí tuệ đó có hiệu qủa.

Nói sức mạnh trí tuệ, tôi hàm ý kiến thức được tổ chức và sử dụng thông minh. Bạn cũng sẽ gặp thuật ngữ nỗ lực có tổ chức, có nghĩa là kết hợp nỗ lực của hai hoặc nhiều người thống nhất với nhau bởi mục tiêu và kế hoạch làm việc chung.

Bước thứ tám vươn tới của cải : Sự kiên định

Sự kiên định - nhân tố chủ yếu trong quá trình biến mong muốn thành tương đương tiền tệ. 
Có thể cho rằng sức mạnh ý chí chính là cơ sở của sự kiên định ý chí kết hợp đúng với đam mê sẽ đem lại hiệu qủa không ngờ. Thông thường người ta hay có quan niệm sai lầm về những người đã tích luỹ được tài sản lớn: những người này bị coi là những tên kẻ cướp băng giá, ác độc và không biết thế nào là lòng thương hại. Người ta không hiểu nổi họ. Người ta không hiểu rằng cái mà họ có - đó chính là sức mạnh ý chí kết hợp với kiên định để đảm bảo đạt tới mục tiêu.

Phần đông mọi người khi có dấu hiệu bất lợi đầu tiên sẵn sàng từ bỏ ngay mục tiêu và ý định của mình. Và chỉ có rất ít người coi thường mọi khó khăn, chiến đấu đến cùng cho tới khi đạt được mục tiêu của mình mới thôi.

Bước thứ bảy vươn tới của cải : Quyết định

Bạn sẽ thấy quyết định hiện ra qua ý kiến như thế nào và phải thi hành quyết định đó như thế nào. Bạn sẽ hiểu cần phải thu lợi ích, lợi nhuận như thế nào và vào lúc nào.
Tôi đã phân tích 25.000 trường hợp thất bại. Và đã phát hiện ra một điều rằng việc càng lớn thì sự thiếu kiên quyết càng trở nên nguy hiểm.

Mỗi một người trong số chúng ta đều phải đấu tranh với thói quen gác lại.

Khi đọc hết quyển sách này bạn sẽ có dịp kiểm tra xem mình có khả năng quyết định nhanh và cụ thể không, - bởi vì phải vận dụng những nguyên tắc trình bày ở đây vào thực tế!

Bước thứ sáu vươn tới của cải : Kế hoạch hóa

Giành riêng cho bí mật thần diệu của trung tâm não bộ.Hãy tìm cho mình môi trường hoạt động tốt nhất, và bạn sẽ lãnh đạo và làm ra rất nhiều tiền trong một thời gian ngắn bất ngờ.
Chắc bạn cũng đã hiểu rằng mọi thành tựu của con người đều bắt đầu từ mong muốn. Từ chỗ trừu tượng, mong muốn trở nên cụ thể tại phân xưởng của trí tưởng tượng, cũng là nơi hình thành kế hoạch biến mong muốn thành hiện thực.

Trong chương nói về mong muốn, bạn đã biết mong muốn có tiền biến thành tiền thật như thế nào. Muốn đến được mục tiêu này phải đi qua sáu bước rõ ràng và thực tế. Một trong số đó - hình thành kế hoạch cụ thể và thực hiện được để tiến hành ý tưởng đã đặt ra.

Bước thứ năm vươn tới của cải : Trí tưởng tượng

Khả năng của bạn nằm trong óc tưởng tượng - phân xưởng trí tuệ - của bạn. Nó có thể biến năng lượng trí tuệ thành chiến công và của cải.
Trí tưởng tượng - là phân xưởng sản xuất kế hoạch và mong muốn của con người. Xung lượng, niềm đam mê trở nên có hình hài và chuyển động được nhờ chức năng tưởng tượng trong nhận thức của chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng con người có khả năng tạo ra tất cả những gì mình tưởng tượng được.

Bước thứ tư vươn tới của cải : Kiến thức đặc biệt

Giáo dục - đó là hình tượng riêng của bạn do bạn tự tạo ra. Con người sẽ tự tìm kiếm những kiến thức mà anh ta cần thiết. Hãy theo một kế hoạch đơn giản - và bạn sẽ bắt đầu không phải từ con số không.
Có hai loại kiến thức: kiến thức cơ bản và kiến thức đặc biệt. Những kiến thức cơ bản, tức là kiến thức chung, dù cho có sâu sắc và đa dạng đến đâu đi nữa, cũng sẽ không cần cho bạn trong việc kiếm tiền. Các trường đại học tổng hợp lớn có gần như tất cả các loại kiến thức cơ bản mà nền văn minh nhân loại biết được. Thế mà đa số giáo sư không thuộc số những người giàu nhất trên thế giới. Họ chuyên môn giảng dạy kiến thức, nhưng không ai có thể khẳng định rằng họ chuyên về vấn đề sử dụng kiến thức.

Bước thứ ba vươn tới của cải : Tự kỷ ám thị

Hãy bắt tầng sâu của nhận thức làm việc cho bạn - và bạn sẽ đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên. Hãy dùng cảm giác giúp tiềm thức. Sự kết hợp diệu kỳ! 
Thuật ngữ tự kỷ ám thị có liên quan đến tất cả các dạng thôi miên và tự kích động nhận thức. Đó là một dạng trung tâm điều khiển quan hệ giữa tư duy có ý thức và tư duy vô ý thức. 

Nhờ tự kỷ ám thị, các ý nghĩ lọt vào vỏ não và tác động đến nó. Thiên nhiên đã cho con người năm cơ quan cảm giác và nhờ có chúng mà tất cả những gì đạt tới tiềm thức đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con người lúc nào cũng thực hiện sự kiểm soát đó: nói đúng hơn là không thực hiện trong đại đa số trường hợp. Và nó giải thích sự đói khổ của nhiều người. 

Bước thứ hai vươn tới của cải : Niềm tin

Niềm tin có điều khiển bắt mọi ý nghĩ ráo riết rung. Hưng phấn vì sức mạnh tự tin vào bản thân, bạn có thể đạt tới đỉnh cao bất ngờ nhất.
Niềm tin - chất xúc tác của mọi khả năng trí tuệ. Nếu nó được quyện kết với ý nghĩ, thì ngay lập tức tiềm thức sẽ nắm bắt, chuyển thành tương đương tinh thần và truyền cho Trí tuệ siêu nhiên, giống như khi ta cầu nguyện.

HÃY TÌM KIẾM - VÀ BẠN SẼ TÌM THẤY

Bước đầu tiên vươn tới của cải : Mong muốn

Giấc mơ trở thành hiện thực khi mong muốn biến thành hành động. Hãy xin cuộc đời thật nhiều - và cuộc đời sẽ cho bạn rất nhiều.
Không phải niềm hy vọng! 
Không phải sự vươn tới! 
Mà là mong ước cháy bỏng đang lấn át mọi điều khác. 

KHÔNG CÓ ĐƯỜNG RÚT LUI

Nhiều năm trước đây, một nhà quân sự đã phải lựa chọn: ông phải đưa ra một quyết định dẫn đến chiến thắng. Ông phải chống lại đội quân kẻ thù đông gấp bội. Ông đưa lính của mình lên tàu và bơi ra vùng đất thù địch. Đến nơi, ông hạ lệnh đốt hết các tàu. Trước trận đánh ông nói với đội quân của mình: Các người có thấy khói tàu ta cháy không? Có nghĩa là, nếu ta không chiến thắng thì không thể sống sót mà rời khỏi đây. Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn: chiến thắng hay là chết. Và họ đã chiến thắng.

Suy nghĩ - Đó là vật chất

Trí tuệ của bạn sẽ phát tín hiệu sẵn sàng đón nhận thành công. Làm thế nào để cuộc sống tự giúp bạn trong những cố gắng đầy tham vọng của bạn?
SUY NGHĨ - ĐÓ LÀ VẬT CHẤT!

Ý nghĩ thật sự là vật chất ! - mà là vật chất hùng mạnh, nếu như bạn có một ý định rõ ràng, sự kiên định và mong muốn cháy bỏng biến nó thành tiền hoặc thành những giá trị vật chất nào đó.

Edwin S.Barns một lần đã phát hiện ra tính đúng đắn của câu:”Muốn giàu có - hãy suy nghĩ”. Ông không phát hiện ra điều này ngay. Ông đến với nó dần dần, bắt đầu từ ước muốn được trở thành bạn kinh doanh của Edison vĩ đại.

Suy nghĩ và làm giàu - Napoleon Hill


Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phần 28 - Hướng đến thành công chung của tập thể và cá nhân

Thỉnh được chân kinh
Hóa ra sự tiến bộ của tập thể và sự nghiệp của cá nhân vốn liên hệ mật thiết với nhau. Khi tập thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra, thì mỗi thành viên cũng đạt được thành công của riêng mình. 

Hành trình tâm linh của thầy trò Đường Tăng 

Từ trước tới nay, sự tiến bộ của tập thể và tương lai của mỗi cá nhân có quan hệ mật thiết với nhau, khi mỗi tập thể thực hiện mục tiêu phát triển thì mỗi cá nhân cũng có thể đạt được thành công. Lại nói đến bốn thầy trò Đường Tăng, sau 14 năm vượt qua gió lạnh nóng nực, cuối cùng họ đã đến được Tây thiên. Dưới chân núi Linh Sơn, họ đã gặp Ngọc Chân Quan Kim Đinh Đại Tiên. Kim Đinh Đại Tiên là người trong Đạo Giáo, sao ông lại đi tu hành ở đạo quán thuộc thánh địa của Phật Giáo! Nghĩ lại cũng thấy thật thú vị, Kim Đinh Đại Tiên cười mà nói: Quan Thế Âm Bồ Tác nói hai, ba hôm nữa những người lấy Kinh sẽ đi qua nơi này, sao đến mãi tận bây giờ thánh tăng mới đến!” Đường Tăng cười vẻ hơi ngượng, nhưng ông không trả lời câu hỏi. 

Phần 27 - Cần có một trái tim khoan dung

Ngọc trai
Hạt cát nhỏ khiến bạn cảm thấy thất vọng. Nhưng liệu bạn có nghĩ rằng, nếu dùng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp bao bọc lấy hại cát, chẳng phải bạn đã cho thai nghén viên ngọc trai của cuộc sống sao? 

Gợi mở từ con trai biển 

Trai là một loại động vật thân mềm, không có kết cấu não bộ. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin thì thứ bậc tiến hóa của trai là ở tầng rất thấp. Thế nhưng, chính loại “động vật cấp thấp” không có kết cấu não bộ này lại chứa loại trân châu rất đẹp. 

Phần 26 - Đường Tăng đóng vai trò lãnh đạo tinh thần của tập thể

Đường Tăng
Theo đuổi sự cầu toàn là một điểm quan trọng mà Đường Tăng ưu tiên suy xét, lời răn mình của ông là: “Việc đáng làm thì phải làm cho tốt”. Tốc độ không nhanh giống như Tôn Ngộ Không nên điều mà Đường Tăng lưu tân là chất lượng và sự toàn mỹ. Điều này gần giống như là theo đuổi sự hà khắc khiến cho Đường Tăng của mẫu người cầu toàn sẽ trở thành mọi người sâu sắc, trở thành tính toán và trí tuệ của tập thể đi lấy Kinh. Trong xã hội hiện thực cũng như vậy, nếu không có kiểu cầu toàn thì xã hội nhân loại sẽ chìm trong sự bận rộn mà mãi mãi không tiến bộ được. 

Phần 25 - Sa Tăng là nhà lãnh đạo tinh thần của tập thể

Sa Tăng
Những người ôn hòa như Sa Tăng thì rất mong muốn sự ổn định trong cuộc sống với mỗi người trong cộng đồng. Họ tìm cách để có thể thích ứng được với mỗi người trong tập thể. Tuy rằng những người này không có bản tính gì cao siêu, không có 72 phép thần thông biến hóa như Tôn Ngộ Không, hay đến 36 phép thần thông biến hóa như Trư Bát Giới cũng không có, nhưng họ luôn giữ được hòa khí cho một tập thể chung. Nếu có gặp nhiều phong ba bão táp, khó khăn đến đâu chỉ cần sự nhẫn nại và bình tĩnh của Sa Tăng là có thể duy trì được sự tồn tại của cả một tập thể. 

Phần 24 - Trư Bát Giới là nhà lãnh đạo tinh thần của tập thể

Trư Bát Giới
Tính cách nổi bật cửa Trư Bát Giới là vừa thẳng thắn lại cởi mở, nhờ đặc tính này nên đi đến đâu cũng nhận được sự hoan nghênh. Cần xét về góc độ công việc và năng lực thì Trư không thể nào so sánh được với Tôn Ngộ Không được. Thế nhưng, chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như trong một tập thể mà thiếu đi một cá nhân hoạt bát như vậy thì cuộc sống sẽ có phần nhàm chán đến mức nào

Phần 23 - Tôn Ngộ Không là nhà lãnh đạo tinh thần của tập thể

Tôn Ngộ Không
Ưu điểm lớn nhất của Tôn Ngộ Không là kiên cường, luôn bền bỉ kiên trì thực hiện được mục tiêu đề ra. Trong Tây du ký, chúng ta đã thấy, cho dù đi xin cơm chay, dò đường hay hàng phục yêu ma, Ngộ Không luôn dựa vào bản tính của mình hoặc tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đổi là Trư Bát Giời hoặc Sa Ngộ Tỉnh thì kết quả công việc thường không được như ý muốn. 

Phần 22 - Diệt bọn trộm trong núi thì dễ, diệt bọn trộm trong tâm mới khó

Tôn Ngộ Không thật và giả đánh nhau
Trong danh mục các giống khỉ thuộc loài linh trưởng hoàn toàn không có loài khỉ sáu tai này. Nó chẳng qua là những vọng tưởng được giấu kín ở sâu thẳm trong nội tâm của Ngộ Không. Nó là một hình thái khác của cái tâm trong con người Tôn Ngộ Không. Vì thế nó có hình dạng giống hệt Tôn Ngộ Không thật. Cuộc chiến bất phân thắng bại giữa hai Ngộ Không đã phản ánh sinh động mâu thuẫn và sự đau khổ ở nơi sâu thẳm trong nội tâm của Ngộ Không. 

Phần 21 - Đừng để mâu thuẫn gia đình làm xáo trộn tâm lý

Trư Bát Giới và yêu nữ nhền nhện 
Những người phụ nữ này đã biến gia đình của mình thành Động Bàn Tơ của riêng mình, nỗ lực hết sức để dệt lên “tấm lưới dày” bao quanh khiến các đức ông chồng bị trói buộc trong đó, không thể tự mình phá lưới ra ngoài. 

Muốn có một gia đình 

Bốn thầy trò rời khỏi vương quốc phụ nữ, đi qua bao nhiêu núi đồi sông suối, trải qua bao nhiêu gió mưa sương tuyết, lại đến mùa xuân ấm áp. Đang đi thì đột nhiên Đường Tăng dừng lại, nghiêng mình xuống ngựa, đứng bên đường, Tôn Ngộ Không hỏi: - Sư phụ, đoạn đường này rất bằng phẳng, tại sao đột nhiên lại dừng lại? 

Phần 20 - Ý nghĩa đích thực của tình yêu

Nữ Hoàng Đế cầu hôn Đường Tam Tạng
Bạn phải nghiêm túc suy nghĩ về hàm ý của hai chữ “tôi yêu”. Mặc dù bạn không phải là một Phật tử, nhưng cuộc đời chính là hành trình đi thỉnh Kinh. Có thể sẽ có một người phụ nữ ở bên cạnh ban, cũng có thể không có, nhưng đường đi chắc chắn sẽ ở dưới chân bạn. 

Sinh sản vô tính trong vương quốc phụ nữ

Phần 19 - Dập tắt ngọn Hỏa Diệm Sơn trong tâm lý

Ba lần lấy Quạt Ba Tiêu
Sở dĩ chiếc Quạt Ba Tiêu có thể dập tắt được Hỏa Diệm Sơn là nhờ có “cái tâm” nằm trong chiếc quạt. Nó tượng trưng cho sự tĩnh lặng, thư thái, an nhiên. Khi có được tâm trạng như thế thì ngọn lửa của sự lo lắng làm sao có thể bốc cháy được? 

Người mẹ của Hồng Hài Nhi 

Phần 18 - Phẫn nộ là một đứa trẻ hư hỏng, vô trách nhiệm

Hồng Hài Nhi phun lửa tam muội
Xét về khả năng tự quản lý bản thân, người dễ nóng giận và nổi cáu thực ra là người đáng thương. Một người ngay cả bản thân cũng không thể quản lý nổi, làm sao có đủ khả năng quản lý những mối quan hệ giữa mình và người khác, với xã hội, và với giới tự nhiên. 

Yêu quái trên lưng 

Phần 17 - Y thức về cái tôi là một chiếc hồ lô kỳ quái

Hồ lô nhốt thầy trò Đường Tăng
Điều chúng ta cần phải quan tâm là, làm thế nào để quản lý ý thức tự ngã. Một mặt, vạch ra phương hướng cho sự trưởng thành và phát triển, tự khích lệ bản thân, đánh thức sự nhiệt tình ; mặt khác, cũng đưa ra những ràng buộc nghiêm khắc đối với bản thân. Chúng ta gọi cách thức quản lý bản thân này là “nguyên tắc làm người và đối nhân xử thế”

Chân tướng của Kim Giác Đại Vương 

Phần 16 - Cẩn thận với những kẻ thâm độc ngậm máu phun người

 - 5
Đường Tăng bị biến thành hổ
Những kẻ ngậm máu phun người quả thực rất đáng sợ. Ngay cả một hòa thượng chân chính như Đường Tăng cũng bị nó biến thành hổ. Trong thực tế, trong 81 kiếp nạn của cuộc đời, chúng ta cũng giống như Đường Tăng, khó tránh khỏi những kẻ độc ác ngậm máu phun người này. 

Tính cách của Trư Bát Giới 


Phần 15 - Bình tĩnh xử lý xung đột giữa mọi người trong tập thể

Nhận rõ chân tướng của Bạch Cốt Tinh 

Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Sau khi, Tôn Ngộ Không mời được Quan Thế Âm Bồ Tát đến cứu sống cây nhân sâm, Trấn Nguyên Tử rất đỗi vui mừng, ông lại gọi các học trò hái xuống mười quả nhân sâm để đãi khách. Đường Tăng cũng nhận một quả nhân sâm. Ông chậm rãi thưởng thức hương vị của thứ quá quý hiếm đó. Rốt cuộc mùi vị của nó như thế nào, việc đó thì chỉ có người ăn mới biết được. Sau sự việc này, ông càng thêm quý trọng chân tình ở nhân gian và ông cũng kiên định hơn với quan niệm quan hệ xã “dã nhân vi thiện” của mình. 

Phần 14 - Xây dựng mối quan hệ giao tiếp hai bên cùng có lợi

Tôn Ngộ Không hái trộm nhân sâm
Cách nhìn nhận của mọi người đối với quan hệ xã hội phần lớn là thích sử dụng phép nhị phân, họ cho rằng lợi người thì thiệt, lợi mình thì thiệt người. Do vậy, để lợi cho bản thân mình, họ đã không quan tâm đến lợi ích của người khác, để cuối cùng lại rơi vào thế tổn người hại mình, cả hai đều thiệt hại. Thực ra, quan hệ lý tưởng nhất giữa mọi người là làm lợi cho người để được lợi cho mình. 

Phần 13 - Động thái tư tưởng thích hợp cho quản lý tập thể

Người đẹp trong Tây Du Ký
Trong xã hội đầy rối ren này, niềm tin của nhân viên thường sẽ gặp phải sự xung đột với lợi ích. Đặc biệt là thời kỳ khởi nghiệp gian nan, các thành viên trong tập thể sẽ thay đổi nghề nghiệp, ngay cả tập thể cũng sẽ thay đổi kế hoạch làm việc vì những dụ dỗ hoặc mê hoặc. 

Các thành viên của tập thể 

Dựa vào công đức thần lực của Tâm kinh, thầy trò Đường Tăng đã vượt qua ngọn Hoàng Phong 800 dặm, rồi lại vượt qua Lưu Sa hà rộng 800 dặm. Không những vậy, họ còn xây dựng được một tập thể hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa. Dưới đây sẽ là bản liệt kê các thành viên trong tập thể đó.

Phần 12 - Tâm lý tiêu cực là dòng Lưu Sa đáng sợ

Sa Tăng
Vượt qua Lưu Sa hà là một quá trình không thể tránh khỏi trên con đường đi tới thành công. Để đến đích, trước tiên cần phải khắc phục tâm lý tiêu cực. 

Dòng Lưu Sa rộng 800 dặm 

Thầy trò Đường Tăng sau khi vượt qua được ngọn Hoàng Phong thì bắt đầu đi tới đường bằng phẳng. Đang trên đường đi, bỗng thấy phía trước là cả một vùng mênh mông sóng vỗ. Đường Tăng ngồi trên lưng ngựa giật mình nói: 

Phần 11 - Đừng để ảo tưởng phá vỡ mục tiêu của tập thể

Hổ giữa núi rừng
Đáng thương cho Tôn Ngộ Không lúc này mới biết, giết hổ trong núi thì dễ nhưng giết chuột trong lòng lại khó; chiến thắng khó khăn khách quan thì dễ, nhưng chiến thắng vọng niệm chủ quan lại khó. 

Một trận gió yêu ma giữa lưng chừng núi 

Hiện giờ, thầy trò Đường Tăng đã đi vào khu vực ngọn núi Hoàng Phong cao 800 dặm. Lên đến lưng chừng núi, Đường Tăng đứng bên vách núi ngắm nhìn phong cảnh núi non tráng lệ. Tuy còn chưa lên đến đỉnh núi, nhưng cảnh giới “cao hơn đỉnh núi chính là ta” đã có thể nhìn thấy. Bỗng nhiên, một luồng gió xoáy cuộn lên, hào khí anh hùng trong lòng Đường Tăng trong chốc lát trở nên hoang mang bất an, ông hướng về phía Tôn Ngộ Không mà nói: 

Phần 10 - Cuộc sống cần có sự dẫn dắt bởi ý nghĩa đích thực

Thiền sư  Ô Sào truyền tâm kinh
Tác dụng của Tâm kinh là ở chỗ, mặc dù không thể thay đổi được ngọn núi đang tồn tại, nhưng chúng ta có thể dùng một tâm thái khác để vượt qua núi cao. 

Phản ứng độ cao của Trư Bát Giới 

Từ khi có thêm một thành viên mới, tinh thần của thầy trò Đường Tăng có nhiều thay đổi. Trư Bát Giới là người sôi nổi, không lúc nào hết chuyện, bản thân Bát Giới cũng là một người có tướng mạo khôi hài, bụng to tai lớn. Trên đường đi Bát Giới nói nhiều lời vui vẻ gây cười. Mấy thầy trò cứ vui vẻ nói cười như vậy khoảng chừng một tháng, cho đến một hôm gặp phải một ngọn núi cao. 

Phần 09 - Từ biệt lối sống phàm tục của Trư Bát Giới

Trư Bát Giới
Trư Bát Giới tên là Bát Giới, cái tên đó có ý nghĩa là khuyên anh chàng phải từ bỏ cuộc sống thế tục giống như lợn của mình, phải bắt đầu suy nghĩ và theo đuổi hạnh phúc nhân sinh chân chính. Để làm được điều này, Bát Giới càng phải rời bỏ Cao lão trang, theo Đường Tăng và Tôn Ngộ Không vượt muôn dặm đường trường gian khổ để đi Tây Thiên lấy Kinh. 

Anh chàng đẹp trai biến thành lợn 

Phần 08 - Phô trương khiến cho người khác đố kỵ

Áo cà sa của Đường Tăng
Ở thế gian này, người ta có thể tiêu diệt những lời gian dối, cũng có thể tiêu diệt sự tàn nhẫn, nhưng lại không thể tiêu diệt được sự đố kỵ ganh ghét. Nếu có một ngày mà sự đố kỵ ganh ghét không ngăn nổi thì tốt nhất là bạn nên kỳ vọng vào Quan Thế Âm Bồ Tát và tụng niệm thật nhiều câu thần chú “vòng kim cô”. 

Phần 07 - Quy tắc tập thể không ngoại trừ thiên tài

Tôn Ngộ Không và vòng Kim cô
Chiếc vòng kim cô ở trên đầu Tôn Ngộ Không, thực chất là hình tượng hóa hành vi ở trên đầu quy phạm của nhân viên. Tại sao cần phải thực hiện quy phạm hóa hành vi của nhân viên? Bởi vì quy phạm hóa hành vi của nhân viên là một nhân tố đặc trưng của tập thể. Hành vi của nhân viên mà không được quy phạm hóa thì tập thể đó sẽ bị hỗn loạn.