Ads 468x60px

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phần 23 - Tôn Ngộ Không là nhà lãnh đạo tinh thần của tập thể

Tôn Ngộ Không
Ưu điểm lớn nhất của Tôn Ngộ Không là kiên cường, luôn bền bỉ kiên trì thực hiện được mục tiêu đề ra. Trong Tây du ký, chúng ta đã thấy, cho dù đi xin cơm chay, dò đường hay hàng phục yêu ma, Ngộ Không luôn dựa vào bản tính của mình hoặc tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đổi là Trư Bát Giời hoặc Sa Ngộ Tỉnh thì kết quả công việc thường không được như ý muốn. 

Ưu và khuyết điểm trong tính cách Tôn Ngộ Không 

Đặc điểm lớn nhất trong tính cách của Tôn Ngộ Không là sự kiên cường, y không bao giờ nao núng hay chùn bước trước mọi khó khăn thử thách, y có thể đạt được hiệu quả công việc một cách xuất sắc khiến cho người khác phải trầm trồ khen ngợi. Khi Đường Tăng, Trư Bát Giới và cả Sa Tăng đều bị rơi vào ma chướng của yêu quái thì Tôn Ngộ Không là người tìm cách cứu thoát hóa giải nguy nan và cuối cùng càng chính y là người đã cứu mọi người thoải khỏi những kiếp nạn. 

Mặc dù như vậy nhưng nhiều lần Tôn Ngộ Không lại bị Đường Tăng xua đuổi, quan hệ với Sa Tăng và Trư Bát Giới cũng có rất nhiều mâu thuẫn. Tại sao lại như vậy? Bởi vì thái độ của y thường thô bạo và cứng rắn, y thích nói ra điều mình nghĩ, coi thường người xung quanh, vậy cho nên y thường gặp phải sự bất mãn và ức chế của người khác. Đó đúng là nỗi buồn cho Tôn Ngộ Không, và có lẽ đó cũng là nỗi buồn cho những người thuộc kiểu tính cách mạnh mẽ. 

Giống như Tôn Ngộ Không, những người có cá tính mạnh mẽ có nhiều ưu điểm tính cách đáng được ghi nhận. Thế nhưng, nếu vận dụng không thích đáng thì những ưu điểm đó sẽ biến thành những khuyết điểm khiến mọi người cảm thấy chán ghét. Ví dụ như: 

1. Năng lực làm việc độc lập rất tốt, rất hiệu quả, nhưng nếu vận dụng không thích đáng thì sẽ trở thành khuyết điểm không biết hợp tác với mọi người. 

2. Quá nhấn mạnh đến trách nhiệm và hiệu quả của công việc, điều đó sẽ khiến cho các đồng sự cảm thấy thiếu tình người. 

3. Tính cách thẳng thắn cũng là một ưu điểm, nhưng nếu không quan tâm đến tình cảm của đối phương thì rất có khả năng đối phương sẽ cho họ là cứng rắn thô bạo. 

4. Luôn tin vào câu: Một cánh chim vượt trăm cánh chim, khiến họ đặc biệt hay chú trọng đến thực tế, nhưng nếu vận dụng không thích đáng thì dễ mang cái nhìn nông cạn. 

Cách sống hòa thuận với Đường Tăng

Không có ai là người vạn năng, thế nhưng, gây dựng được quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ xã hội chỉ có thể thông qua sự giúp đỡ của người khác để bổ khuyết những khuyết điểm của chúng ta. Đối với tập thể, việc ứng xử tốt và hỗ trợ hợp tác với nhau giữa các đồng nghiệp là điều rất quan trọng. Được xem là mẫu mực của cá tính mạnh mẽ, thực ra Tôn Ngộ Không hoàn toàn có thể giành được sự ủng hộ của Đường Tăng. 

Vấn đề mà Tôn Ngộ Không phải xem xét là do việc đi đứng, nói năng và đưa ra quyết sách của Đường Tăng khá chậm, với những người mạnh mẽ, nhanh nhẹn thì phản ứng chậm chạp như vậy thường khiến cho họ cảm thấy khó chịu. Và cũng giống như thế, đối với người cầu toàn mà nói thì nhịp điệu nhanh chóng của người mạnh mẽ cũng khiến cho họ cảm thấy không hài lòng, làm đảo lộn trật tự công việc của họ, bởi vì họ đã quen với việc suy nghĩ chín chắn. 

Vấn đề lúc này là trước một Đường Tăng cầu toàn thì rốt cuộc Tôn Ngộ Không mạnh mẽ phải làm gì? Ở đây sẽ đưa ra một số kiến nghị giúp cho người mạnh mẽ suy ngẫm và áp dụng trong đạo xử thế: 

1. Nói là làm là một thói quen tốt, nhưng trước hết cần phải có sự ủng hộ của mọi người. 

2. Mỗi người đều dùng cách của mình để giành lấy sự thành công, trên đời này hoàn toàn không phải chỉ có mình bạn là có khả năng, bạn phải thừa nhận sở trường và vai trò của người khác. Đường Tăng với cá tính cầu toàn thường thâm trầm, làm việc có kế hoạch, chú ý tới những chi tiết nhỏ nhặt, giỏi phát hiện sự việc, quan tâm sâu sắc đến người khác. Trư Bát Giới sôi nổi thì thích ào ào, sắc thái tình cảm phong phú, thường hay phát hiện ra lạc thú trong công việc. Sa Tăng với cá tính ôn hòa tuy là người hướng nội nhưng lại là một người bạn hợp tác rất tốt, hơn nữa có thể duy trì được tính chuyên cần trong công việc. 

3. Nếu bạn là người mạnh mẽ thì cần phải học cách lắng nghe, học cách thương lượng với đối phương. 

4. Cần phải chú ý tới ngữ khí và sự biểu đạt trong ngôn ngữ, có như vậy sẽ giúp bạn thu được những kết quả tốt hơn. 

5. Chủ động quan tâm liên lạc với người cầu toàn. Nếu ngay đến cả ý thức chủ động tạo quan hệ của bạn cũng không có thì rất khó nói tới việc gây dựng được mối quan hệ công việc tốt đẹp.

Làm việc hòa thuận với Trư Bát Giới 

Đối với tính khí bừng bừng, cách giải quyết công việc nhanh chóng của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sôi nổi cũng hay tán thành. Nhưng đồng thời Trư Bát Giới cùng rất chán ghét đặc điểm tính cách thiếu sự chân tình, thích sai khiến người khác của Tôn Ngộ Không. Trong sinh hoạt tập thể, người kết hợp nhiều nhất với Tôn Ngộ Không là Trư Bát Giới, mà người tranh cãi nhiều nhất với Tôn Ngộ Không lại cũng là Trư Bát Giới. 

Những kiến nghị dưới đây có thể giúp Tôn Ngộ Không mạnh mẽ tạo được quan hệ tốt trong công việc với Trư Bát Giới sôi nổi: 

1. Nếu bạn là người mạnh mẽ thì tốt nhất nên có thái độ tự do và thoải mái để tăng thêm tinh thần giữa bạn với họ. 

2. Người sôi nổi tuy tình cảm phong phú nhưng họ là những người chân thành. Vì thế bạn nên biết cách giới thiệu bản thân mình, vì họ mong muốn được hiểu bạn nhiều hơn. 

3. Chú ý quan tâm tới tình cảm của người sôi nổi, đó chính là mấu chốt để tạo nên quan hệ tốt với các đồng sự. 

4. Khi được biểu dương, người sôi nổi rất vui vẻ, đặc biệt là được biểu dương ở nơi công cộng. Vì thế bạn nên hài lòng với sở thích của họ nhưng không nên thái quá. 

5. Tìm phương pháp để tạo nên bầu không khí vui vẻ trong cuộc trò chuyện, tạo nên tình hữu nghị tốt đẹp giữa bạn và những người đồng sự sôi nổi. 

Làm việc hòa thuận với Sa Ngộ Tĩnh 

Sa Tăng với cá tính ôn hòa tuy không có được 72 chiêu biến hóa, thậm chí ngay đến cả 36 chiêu biến hóa của Trư Bát Giới ông cũng không có. Ấy vậy nhưng vì ông quen với việc tuân thủ chặt chẽ kỷ luật công việc nên ông được xem là vật ổn định của tổ chức tập thể. Trong công ty hay cơ quan chính phủ, người ôn hòa thường đảm nhiệm những phần việc mang tính thường quy. 

Trong các kiểu tính cách nói trên thì khoảng cách giữa cá tính mạnh mẽ với cá tính ôn hòa là lớn nhất. Một đường chủ động tiến thủ, một đường e dè quan sát. Một đường ngang ngược chuyên quyền, một thì được chăng hay chớ. Một đường thì coi trọng công việc, một đường lại để ý đến tình cảm. Chính vì thế mà trong Tây du ký, mọi hành động của Tôn Ngộ Không và Sa Tăng đều hoàn toàn trái ngược nhau, thậm chí hai người ít khi nói chuyện. So sánh thì thấy, tiếng nói chung giữa Sa Tăng với Trư Bát Giới nhiều hơn so với Tôn Ngộ Không. 

Những kiến nghị dưới đây giúp Tôn Ngộ Không mạnh mẽ tạo được mối quan hệ tốt trong công việc với Sa Tăng ôn hòa: 

1. Bạn nên có thái độ bình đẳng, thân thiện, nhiệt tình chân thành đối đãi với họ, và tuyệt đối tránh cao ngạo. 

2. Nên quan tâm nhiều hơn đến tính cách của người khác. Mặc dù họ không có tài nghệ đặc biệt cao siêu, nhưng họ còn rất lưu ý đến thái độ của người khác đối với mình. Họ coi trọng tình cảm của con người, vậy cho nên họ không muốn người khác chỉ lợi dụng vai trò hay vị trí nào đó của họ. Tuy họ cũng nghe theo tác phong “vênh mặt hất hàm sai khiến” của người mạnh mẽ nhưng họ lại bất mãn với điều đó. Một khi bạn đã đắc tội với họ thì e rằng khó có thể cứu vãn. 

3. Nếu thời gian không quá gấp rút thì tốt nhất bạn không nên thúc ép họ. Trước mặt họ bạn nên giảm nhịp điệu nói năng và công việc để thuận tiện cho việc kết hợp giữa các bạn. 

4. Nếu bạn là người mạnh mẽ thì cần phải học cách lắng nghe, học cách thương lượng với đối phương. 

5. Người ôn hòa thích làm việc trong môi trường ổn định, vì thế bạn nên cố gắng tạo cho họ một môi trường làm việc ít biến động. Nếu bạn có thể giúp người ôn hòa xác định được vai trò mà họ đảm nhận, phương hướng mà họ nỗ lực và trình tự của công việc thì họ sẽ hoàn thành công việc một cách xuất sắc. 

6. Người ôn hòa sở dĩ có thể trở thành vật ổn định của tổ chức tập thể là nhờ tính cách trung thực của họ. Họ trung thực với kỷ luật, trung thực với bạn bè, trung thực với tập thể. Họ cũng hy vọng bạn có thể biểu hiện sự trung thành như vậy đối với họ. Nếu họ biết được những hành vi công kích vô cớ của bạn đối với đồng sự hay tập thể thì họ sẽ rất có phản cảm với bạn. Nếu bạn thực sự tức giận thì chi bằng hãy trực tiếp đưa ra những ý kiến thay đổi. 

Lời khuyên cuối cùng 

1. Học cách thư giản. Người mạnh mẽ là người làm việc xuất sắc, họ mẫn cảm hơn so với những người thuộc tính cách khác. Tính cách của họ luôn thôi thúc họ không ngừng tiến lớn, tiến lên, tiến lên nữa. Nhưng từ góc độ khác thì họ lại không biết cách giảm áp lực và tạo sự thoải mái. Thực ra. điều mà người mạnh mẽ nên biết là họ hoàn toàn không cần thiết phải ép mình luôn phấn đấu vì công việc, nếu không thì họ rất dễ mắc những bệnh liên quan đến nội tạng. 

2. Giảm áp lực đối với người khác. Người mạnh mẽ thường tạo ra áp lực rất lớn đối với người khác, cảm giác mong sớm thành công và cách làm việc nhanh chóng của họ thường khiến cho những người xung quanh hoang mang, lo sợ. Không chỉ như vậy, họ đã quen với việc sai khiến người khác nhưng lại không quan tâm đến việc người khác có phản đối hay không. 3. Học cách nhận lỗi. Chúng ta biết rằng, tự tin là một trong những tiêu chí của người mạnh mẽ, vậy cho nên họ không bao giờ biết nhận lỗi. Họ thích phê bình người khác một cách tùy tiện, và họ chưa bao giờ nhận khuyết điểm của mình. Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung địa phủ, ăn trộm đào tiên, kim đan và nhân sâm, y làm loạn như vậy nhưng chưa bao giờ thấy y nói một câu “xin lỗi”. Giảng đạo lý với người mạnh mẽ là điều rất khó, bởi vì họ luôn cho rằng họ chẳng có lỗi gì. Tất cả đều là do người khác, và họ xem đó là cách để biện giải cho lỗi lầm của mình. 

4. Thừa nhận khuyết điểm của bản thân. Người mạnh mẽ giỏi tập trung những ưu thế của mình lại, vì vậy mà họ có thể ra tay bất kỳ lúc nào. Thế nhưng, họ lại quen với việc đem khuyết điểm của mình đổ lỗi cho người khác, họ cự tuyệt việc nhìn nhận khuyết điểm của mình, điều đó khiến cho họ rất khó tiến bộ.

( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét