Ads 468x60px

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Có phải bạn chỉ nhìn thấy khuyết điểm ở người khác ?


Socrates - một trong số những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của mọi thời đại - vẫn có những đám “mạng nhện” trong suy nghĩ.

Khi còn trẻ, ông yêu một cô gái xinh đẹp tên là Xanthippe. Socrates tuy không đẹp trai, nhưng lại có tài thuyết phục người khác. Socrates đã thành công trong việc chinh phục Xanthippe và cô đã đồng ý làm vợ ông.
 
Sau tuần trăng mật, cuộc sống hôn nhân của ông diễn ra không mấy suôn sẻ. Vợ Socrates bắt đầu nhìn thấy khiếm khuyết của chồng. Và ông cũng thế. Ông luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Ông là một người ích kỷ. Còn vợ ông cứ luôn miệng cằn nhằn. Socrates lập luận: “Mục tiêu của tôi là sống hòa hợp với mọi người. Tôi chọn Xanthippe vì biết rằng nếu có thể hòa hợp với cô ấy thì tôi cũng có thể sống tốt với bất kỳ ai”.

Ông đã nói như thế, nhưng hành động của ông đã đi ngược lại tinh thần đó. Có lẽ ông chỉ cố gắng sống hòa hợp với một số ít người mà thôi.

Lẽ ra, Socrates phải tìm hiểu và tạo ảnh hưởng tích cực đối với vợ mình, thông qua thái độ quan tâm và tình yêu như khi ông thuyết phục bà lấy ông thuở ban đầu. Ông không nhìn thấy những khuyết điểm lớn của chính bản thân, nhưng lại nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ ở Xanthippe.

Socrates và vợ cũng giống như bao cặp vợ chồng khác trong thời đại ngày nay. Sau khi kết hôn, họ bắt đầu thờ ơ với nhau, không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu họ dành cho nhau cũng giảm dần. Họ không tiếp tục phát huy những tính cách và thái độ tinh thần đã giúp họ hạnh phúc trong thời gian tìm hiểu nhau trước đó.

Rõ ràng là cả Socrates lẫn Xanthippe đã không đọc cuốn sách này. Nếu có thì hẳn họ đã biết cách truyền cảm hứng cho nhau để có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lẽ ra họ phải nhìn thấy khuyết điểm lớn của bản thân thay vì cứ nhìn vàonhững khuyết điểm nhỏ của người kia.

Bạn biết rồi đấy, nếu hiểu rõ nguyên nhân của một vấn đề thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh vấp phải vấn đề đó, hoặc chí ít cũng có thể tìm thấy giải pháp nếu phải đối mặt với nó.

Một anh bạn từng tham gia khóa học Thái độ tích cực của chúng tôi. Ngay buổi đầu tiên, người hướng dẫn hỏi anh: 

“Tại sao anh quyết định tham gia khóa học này?”.

“Vì hạnh phúc của vợ tôi!” - Anh đáp. Rất nhiều học viên đã bật cười, nhưng người hướng dẫn thì không. Ông biết có rất nhiều gia đình không hạnh phúc khi người chồng hay vợ chỉ nhìn thấy khiếm khuyết của người kia, nhưng lại không nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân.

Và anh ấy đã tìm lại được hạnh phúc cho gia đình mình. Bốn tuần sau đó, trong một lần hẹn gặp riêng người học viên nọ, người hướng dẫn đã hỏi anh: “Anh giải quyết khó khăn của mình đến đâu rồi?”.

“Tôi đã giải quyết xong!”

“Thật tuyệt! Anh làm thế nào?”

“Tôi đã học được một điều: Khi đối mặt với khó khăn từ việc hiểu lầm người khác, tôi sẽ phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Khi phân tích thái độ của mình, tôi bỗng nhận thấy tôi đang mang một thái độ tiêu cực. Xét cho cùng thì khó khăn mà tôi đang gặp phải không liên quan gì đến vợ tôi, mà tất cả đều bắt nguồn từ tôi! Thế là bỗng nhiên chẳng còn vướng mắc nào giữa tôi và cô ấy nữa!”

Hạnh phúc của chúng ta bị rất nhiều tấm “mạng nhện” làm nhiễu loạn, và trớ trêu thay, tấm mạng nhện gây cản trở lớn nhất lại chính là công cụ của suy nghĩ: lời nói. Lời nói là biểu tượng, như S. I. Hayakawa từng viết trong cuốn sách của ông. Biểu tượng bằng lời nói có thể đại diện cho một tổ hợp ý kiến, khái niệm và những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, khi tiếp tục đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng tiềm thức luôn kết nối với nhận thức thông qua các biểu tượng.

Thông qua lời nói, bạn có thể gợi ý cho người khác hành động. Khi nói với ai đó rằng: “Bạn có thể!” thì đây được xem là lời gợi ý. Khi nói với bản thân rằng: “Mình có thể!” thì đây được xem là những lời tự động viên. Những chân lý này sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương sau. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về môn ngữ nghĩa học.

Hayakawa là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này. Ông cho rằng việc hiểu rõ lời nói của người đối diện, hay thậm chí của chính mình, là một yếu tố hết sức quan trọng để có những suy nghĩ chính xác.

Nhưng chúng ta làm điều đó như thế nào? Hãy bắt đầu từ việc hai bên thật sự hiểu ý nhau.

( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét