Ads 468x60px

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Khuynh hướng muốn ẩn náu trong “vùng an toàn” của bản thân


Mỗi khi sợ hãi hay lo âu, đó chính là lúc bạn đã bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình trong tinh thần. Hãy dùng tất cả khả năng và sức mạnh, lòng tin vốn có của chúng ta – thuộc “vùng an toàn” của mình - để đối đầu và giải quyết vấn đề. Chúng ta hãy để ý kỹ và áp dụng mối tương quan giữa khái niệm quan trọng này trong cách giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống và công việc của mình.
Mỗi chúng ta đều có những “vùng an toàn” của riêng mình, một vùng điều khiển những lối hành xử quen thuộc giúp chúng ta cảm thấy tự tin, thoải mái và an toàn. Những hành động, những công việc mà bạn thường làm đến mức đã trở thành quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của bạn – tất cả những điều đó đều thuộc “vùng an toàn”.


Người “thu nhận” sẽ không thể có được những gì mà người “trao đi” đạt được. - Eugene Benge

Nói chung thì bạn cũng ít khi phải đối mặt với những thách thức nằm ở ngoài “vùng an toàn” của mình. Bởi vậy, bạn sẽ cảm thấy mất bình tĩnh khii gặp phải những biến cố bất ngờ, những tình huống không dự kiến trước. Nó khiến bạn nghĩ ngay đến những hậu quả, những mặt tiêu cực mà không kịp phân tích, nghĩ cách vượt qua. Câu hỏi thường hiện ra với bạn lúc đó là:

“Việt này chưa từng xảy ra, mình chưa quen với nó. Nó sẽ gây nguy hại đến mình như thế nào? Tự mình khó có thể giải quyết được việc này, ai sẽ giúp mình đây?”

“Mọi người biết được có đánh giá và cười mình không?”

“Bạn bè và người thân của mình sẽ nghĩ sao đây?” Hãy trung thực với bản thân về những nỗi lo sợ của mình. Mọi người thường lo sợ về những điều tương tự nhau và dưới đây là liệt kê một số nỗi lo sợ thông thường đó.

( Source : Thay thái độ - Đổi cuộc đời - Jeff Keller ) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét