Ads 468x60px

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

09. Bạn bế tắc vì vẫn nói rằng : Tôi tự làm được

Biết tuốt
Kinh doanh chính là tận dụng những nỗ lực cộng hưởng. Bạn giúp người khác đạt được cái họ muốn, rồi họ sẽ giúp bạn có được bất cứ thứ gì bạn muốn. Nếu bạn tin rằng mình phải tự làm mọi thứ, công ty của bạn sẽ không tồn tại được lâu. Hãy dẹp bỏ tư duy “tự mình làm mọi thứ”. Nó không còn là một giá trị trong thế giới kinh doanh ngày nay.

Tận dụng nguồn lực tốt là khi doanh nhân hành động với mục tiêu tạo ra ROI dự đoán được và tính toán được. Tận dụng nguồn lực không tốt là khi doanh nhân làm việc một cách mù quáng, không biết ROI của các hoạt động trên chính xác là bao nhiêu và chỉ biết hy vọng kết quả tốt nhất. Hãy chọn cách tận dụng nguồn lực tốt.

Biết khi nào nên bành trướng doanh nghiệp, và khi nào nên giữ nguyên hiện trạng. Hãy bắt đầu với việc tối ưu hóa - tận dụng hết mức những gì đang có - trước khi bắt đầu chuyển sang đổi mới. Khi đến thời điểm phải mở rộng và đề nghị hợp tác kinh doanh, hãy giữ vai trò chủ động. Trang bị kiến thức trước khi bước vào đàm phán.

Cách để đối phó với lời từ chối hợp tác chính là sự thông cảm. Khi hợp tác, tránh bị sa đà vào lý thuyết, đừng bắt đầu với mẻ cá quá lớn, hay cho phép bản thân mình nản chí.

Lợi ích của việc hợp tác kinh doanh là không kể xiết. Ví dụ như: Chúng giúp tăng doanh thu, mang đến những giá trị cộng thêm cho khách hàng; cho phép bạn thâm nhập vào thị trường mới ngay lập tức; cho bạn cơ hội san sẻ chi phí, giúp bạn hoạt động linh hoạt, ít rủi ro hơn; cho bạn tiếp cận nguồn kiến thức và chuyên môn ngoài giới hạn của bạn; mở rộng sản phẩm, tạo điều kiện tiếp thị và bán hàng tuyệt vời, và cho phép bạn chú trọng vào mục tiêu chính của công ty trong khi vẫn mở rộng doanh nghiệp thông qua hợp tác.

( Source : Jay Abraham - The Sticking Point Solution - 9 ways to move your business from stagnation to stunning growth in tough economic times - Giải pháp đột phá - 9 cách đưa công việc kinh doanh của bạn thoát khỏi cảnh trì trệ để tăng trưởng như vũ bão trong thời điểm kinh tế khó khăn ) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét