Ads 468x60px

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Bí quyết 27 : Cân bằng mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống

Nhiều người thường nói rằng công việc là kẻ thù của hôn nhân. Lời phàn nàn tiêu biểu của những phụ nữ có chồng thành đạt là: “Anh chẳng có chút thời gian nào cho em cả”. Đây cũng là điều mà nhiều nam giới ngày nay sử dụng để phàn nàn về người vợ ham việc của mình.

Günter F. Gross - cố vấn về quản lý và đời sống cá nhân - đã dành cả đời để nghiên cứu về mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Và ông đã đi đến một kết luận rất thú vị rằng: Những người thành công có thể áp dụng những kỹ năng trong công việc của họ vào đời sống lứa đôi của mình. Về cơ bản, điều này có nghĩa là những người thành đạt trong sự nghiệp thường cũng dễ thành công trong cuộc sống riêng!

Những yếu tố quyết định thành công trong công việc cơ bản gồm có thời gian, lòng hăng say, niềm đam mê, quyết tâm – và đây cũng chính là những đức tính cần có ở một người bạn đời tốt. Dưới đây là những bước đơn giản hóa để có được một mối quan hệ tốt đẹp:
 
Cách mạng hóa việc lên kế hoạch về thời gian của bạn

Để áp dụng được các kỹ năng trong công việc vào cuộc sống riêng tư, bạn cần cân nhắc cách sử dụng thời gian của mình. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng 20% kế hoạch của bạn có thể mang lại 80% thành công. Dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể biết trước được 20% nào sẽ mang lại thành công. Nhưng trong hầu hết các kế hoạch và ở một mức độ nào đó, bạn có thể biết được mức độ thành công của chúng. Và có một vị cố vấn có khả năng cảm nhận được điều này giỏi hơn bạn: người bạn đời của bạn.

Đó là lý do vì sao bạn nên cho phép người bạn đời giúp đỡ mình nhiều hơn trong việc lên kế hoạch. Người bạn đời thường lý trí hơn so với các đồng nghiệp của bạn. Người ấy biết được khả năng, mục tiêu lâu dài cũng như cách mà bạn thường lãng phí sức lực của mình như thế nào. Khi trò chuyện với người bạn đời về việc lên kế hoạch cho thời gian biểu của bạn, hãy yêu cầu người ấy hạn chế đưa ra những lời nhận xét cảm tính (“Bộ anh định đến buổi đấu giá ngu ngốc ấy nữa à?”) để đưa ra những câu hỏi có chủ đích, chẳng hạn như:

• Xét về lợi ích lâu dài, liệu điều đó có đáng được đưa vào thời khóa biểu hay không? 

• Việc đó có mang lại lợi ích cho chúng ta không?

• Để thực hiện được kế hoạch mới này, anh sẽ phải từ bỏ những kế hoạch cũ nào?

Đương nhiên, việc này đòi hỏi bạn phải dành thời gian để bàn bạc với người bạn đời của mình để cùng lên kế hoạch. Nhưng hãy chắc chắn rằng đó phải là cuộc họp bàn quan trọng nhất đời bạn! Nhiều người thường tham dự hết cuộc họp này đến cuộc họp khác trong khi lại không bao giờ dành thời gian bàn bạc với vợ/chồng mình, tựa như hôn nhân của họ sẽ tự động diễn ra êm xuôi mà chẳng cần bất kỳ sự sắp xếp nào cả vậy.

Bạn cần phải xem việc sáng suốt đầu tư thời gian vào công việc cũng quan trọng như khi bạn đầu tư tài chính vậy. Hãy áp dụng nguyên tắc này vào việc quản lý thời gian. Nhiều người xem thời gian riêng tư của họ là một nguồn tài nguyên mà họ có thể thoải mái cưỡng đoạt mỗi khi công việc gặp trục trặc.

( Source : Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống - Werner Tiki Küstenmacher & Lothar Seiwert)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét