Ads 468x60px

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Bí quyết 33 : Thấu hiểu bản thân

Mô hình chín đỉnh – trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”

Chúng ta luôn gặp những vấn đề giống nhau,  lặp lại những lỗi lầm như nhau và rơi vào cùng một hoàn cảnh. Nếu xác định được những khó khăn thật sự của mình, ta có thể tìm ra chiến lược đối phó với chúng hiệu quả nhất. Đó chính là chức năng của mô hình cá tính này – một mô hình chín đỉnh. Nó xác định khuôn mẫu ứng xử của bạn và tạo ra ba điều cơ bản sau:

1. Mỗi người có một quan điểm sống

Mỗi người đều có quan điểm riêng về sự thành công và viên mãn trong cuộc sống. Chúng ta tập trung năng lượng và phát triển các kỹ năng tương ứng với nó. Trên nguyên tắc, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu quan điểm sống. Tuy nhiên, các quan điểm ấy có thể được phân chia thành chín loại – tương đương với mô hình chín đỉnh.

2. Không ai là hoàn hảo

Như đã nói, điều quan trọng là bạn nên tập trung phát triển các thế mạnh thay vì mù quáng đầu hàng những điểm yếu của mình. Sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn xác định được khuôn mẫu mô hình chín đỉnh của mình, bởi khi đó, bạn sẽ kinh ngạc khi nhận ra rằng chính những điểm yếu lớn nhất lại ẩn chứa điểm mạnh của bạn.

Quan điểm sống của bạn tựa như một đồng xu hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mọi việc đều có hai mặt đi liền với nhau. Mô hình chín đỉnh động viên bạn phát triển những mặt tích cực và cố gắng kiểm soát các mặt tiêu cực. Nó chẳng hề yêu cầu bạn phải trở thành một người khác. Nó cũng không đòi hỏi những phép màu để bạn trở thành một người hoàn hảo. Sai sót và nhược điểm chính là những điều khiến con người có giá trị và nhân văn.

3. Mỗi loại đều có giá trị ngang nhau

Bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn khi phát triển được những điểm mạnh của mình, chứ không phải trở thành một người khác. Điều này đặc biệt hữu ích và nó giúp giảm thiểu căng thẳng trong các mối quan hệ của bạn. Dù nhiều hay ít và có ý thức hay vô ý thức, mọi người đều muốn người yêu của mình phải suy nghĩ, cảm nhận và hành động giống như mình. Mô hình chín đỉnh giúp bạn hiểu rằng cả hai sống trong hai thực tế khác nhau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét